Tảng băng chìm về logistics cho thương mại điện tử vẫn chưa hiện rõ

Các tiềm lực khổng lồ và tảng băng chìm của logistics cho thương mại điện tử có thể vẫn còn chưa lộ rõ và thị trường này sẽ còn chứng kiến nhiều bất ngờ thú vị trong tương lai.

Các dịch vụ thực hiện/hoàn thiện đơn hàng thương mại điện tử (e-commerce fulfillment service) đã được cải thiện đáng kể về quy mô và mức độ tinh vi trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, đại diện bộ phận thương mại điện tử toàn cầu tại Kuehne + Nagel cho biết vẫn “tảng băng chìm về logistics cho thương mại điện tử” vẫn chưa hiện rõ và sẽ còn nhiều ẩn số cho thị trường này trong tương lai.

Công ty nghiên cứu thị trường Armstrong & Associates (A&A) đánh giá thương mại điện tử là phân khúc thị trường dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) phát triển nhanh nhất và ước tính doanh thu từ thương mại điện tử 3PL của Hoa Kỳ đạt 53,3 tỷ USD vào năm 2020, tạo ra tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 28% do thương mại điện tử mua hàng bùng nổ trong đại dịch. A&A ước tính dịch vụ logistics ngược (reverse logistics) trong thương mại điện tử sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 20% mỗi năm.

Mathieu Friedberg, Giám đốc điều hành, CEVA Logistics, dự kiến 20% doanh thu của công ty sẽ đến từ thương mại điện tử vào năm 2025. Lý do là: “Các nhà bán lẻ đã hiểu và đánh giá cao sự hấp dẫn và khả năng phục hồi của thương mại điện tử, nhận ra rằng thị trường có thể được sử dụng để phát triển một nguồn doanh thu mới và củng cố lợi nhuận của họ".

Nhiều yếu tố đang thúc đẩy các dịch vụ hoàn thiện đơn hàng trong thương mại điện tử tại Hoa Kỳ. Đại dịch COVID-19 trên toàn cầu như một chất xúc tác trong việc thúc đẩy các công ty thuần túy tham gia vào thương mại điện tử, thúc đẩy thị trường mà họ phục vụ trong vòng 5 năm tới.

COVID-19 đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các kênh phân phối truyền thống, nhưng mở ra cơ hội lớn hơn cho thương mại điện tử, kết quả là nhu cầu về vốn đang tăng cao của lĩnh vực thương mại điện tử D2C và dẫn đến mức tăng trưởng cao kỷ lục cả về giao dịch và đầu tư.

Nhu cầu tăng mạnh thực tế sắp vượt ngưỡng đáp ứng của các trung tâm thực hiện đơn hàng (fulfillment center), buộc các nhà cung cấp dịch vụ này phải nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng để mở rộng quy mô. Hạn chế về không gian đã trở thành một nút thắt cổ chai đối với những nhà cung cấp không có khả năng giải quyết vấn đề nay trong một thời gian ngắn.

Amazon là một trong những tập đoàn tích cực trong việc thúc đẩy các dịch vụ hoàn thiện thương mại điện tử tại Hoa Kỳ thời gian gần đây. Evan Armstrong, chủ tịch của A&A cho biết: “Thông qua dịch vụ Fulfillment by Amazon [FBA], Amazon đang nỗ lực mang lại giải pháp hoàn thiện thương mại điện tử 3PL hàng đầu cho các nhà bán lẻ vừa và nhỏ”.

Amazon có mạng lưới kho bãi 3PL lớn thứ hai toàn cầu, ước tính khoảng 260,6 triệu bộ vuông và mạng lưới lớn nhất ở Bắc Mỹ với 185,0 triệu bộ vuông. Thị phần 3PL thương mại điện tử của Amazon tại Hoa Kỳ ước tính đã tăng từ 50% doanh thu của phân khúc vào năm 2017 lên 60% vào năm 2020.

Những con số này cho thấy nhu cầu khổng lồ và sức mạnh của các bên liên quan.

Như vậy có thể thấy các tiềm lực khổng lồ và tảng băng chìm của logistics cho thương mại điện tử có thể vẫn còn chưa lộ rõ và thị trường này sẽ còn chứng kiến nhiều bất ngờ thú vị trong tương lai.

VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, số tháng 10/2021)


Tin tức liên quan

Cước phí vận chuyển hàng đi Mỹ, châu Âu tăng mạnh
Cước phí vận chuyển hàng đi Mỹ, châu Âu tăng mạnh

Từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ/Canada và EU đều tăng rất nhiều so với tháng 12/2023, tùy hãng và tùy tuyến.

Cải tiến logistics cho nông sản: Nâng cao hiệu quả và giảm lãng phí

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp công nghệ ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn để đưa ra các gói sản phẩm quản trị cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, cũng như góp phần gia tăng nhận thức của doanh nghiệp về cộng đồng về phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản bền vững, giảm thiểu lãng phí và phát thải.

Cách nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp?
Cách nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp?

Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK đã và đang làm giảm sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất ra sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác là một trong những lưu ý trọng tâm trong phát triển công nghiệp giai đoạn tới, nhằm nâng cao tính tự chủ, cạnh tranh của toàn ngành.


Đã thêm vào giỏ hàng