Thêm dấu hiệu cải thiện trong vận tải hàng hóa hàng không

Những thông tin trong 10 ngày đầu tháng 3/2023 cho thấy rằng sự cải thiện nhẹ trong thị trường vận tải hàng không khi sản xuất tại Trung Quốc có đà tăng trở lại, tuy nhiên nhu cầu tại trường ASEAN và các thị trường lân cận vẫn còn yếu do hầu hết các ngành chứng kiến đơn đặt hàng xuất khẩu giảm mạnh từ khối các thị trường Âu-Mỹ.

Cùng với nỗ lực khôi phục sản xuất của Trung Quốc, thương mại điện tử và mùa du lịch diễn ra sôi động hơn trên toàn cầu từ quý 2 được kỳ vọng sẽ củng cố thêm sự các tín hiệu lạc quan cho thị trường hàng không toàn cầu. 

Trước đó, trong báo cáo thị trường hàng tuần mới nhất của mình, nhà cung cấp dữ liệu TAC Index đã chỉ ra rằng Chỉ số vận tải hàng không Baltic tổng thể bao gồm giá cước được chào bởi các công ty giao nhận đã tăng 3,5% trong tuần tính đến ngày 6 tháng 3 năm 2023.

TAC cho biết: “Sau một thời gian dài khi giá cước giao ngay giảm và các hợp đồng được đàm phán lại ở mức thấp hơn, thị trường cuối cùng có thể sắp chạm đáy và dần tăng trở lại, do Trung Quốc mở cửa thị trường và vận chuyển bận rộn vào quý 2 đến”.

Thực tế cho thấy giá cước giao ngay và khối lượng vận chuyển tăng khi sản xuất ở Trung Quốc dần phục hồi.

Ở những địa bàn khác, công ty giao nhận hàng hóa Flexport cũng ghi nhận sự cải thiện về nhu cầu. Theo đó nhu cầu vận chuyển hàng không hướng đông xuyên Thái Bình Dương từ phía bắc Trung Quốc đang tiếp tục tăng dẫn đến tình trạng năng lực hạn chế.

“Yếu tố đóng góp chính là sự gia tăng nhu cầu trong vận chuyển hàng hóa thương mại điện tử. Do đó, giá cước đã tăng trong tuần đầu tháng 3/2023”-Flexport cho biết.

Công ty cho biết nguồn cung từ phía nam Trung Quốc khan hiếm trong khi nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường, dẫn đến giá cước tăng so với tuần trước.

Mặt khác, nhu cầu từ Đài Loan, Hàn Quốc và Đông Nam Á vẫn yếu và cần có thêm thời gian để bắt nhịp trở lại.

Nhiều nền kinh tế thành viên của ASEAN hướng về xuất khẩu và chịu tác động lớn bởi các yếu tố từ bên ngoài. Nhu cầu yếu dẫn đến các đơn hàng sụt giảm từ các thị trường lớn và truyền thống ở châu Âu, châu Mỹ đã tác động trực tiếp đến thị trường vận tải hàng không tuyến nối với ASEAN. Tuy nhiên, một số tín hiệu lạc quan từ thị trường Trung Quốc- đối tác lớn nhất và gần nhất của các nước ASEAN, cộng với "luồng gió mới" từ các thị trường châu Đại Dương được kỳ vọng sẽ giúp thị trường khởi sắc trong tháng tới. 

Từ châu Mỹ, nhu cầu vẫn ổn định trong khi nhu cầu từ châu Âu đã tăng lên cùng với sự biến động của giá cước. 

Nguồn: Trung tâm TT CN&TM, trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN, số tháng 3/2023 


Tin tức liên quan

Vận chuyển xuyên Thái Bình Dương liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?
Vận chuyển xuyên Thái Bình Dương liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?

Giá cước vận chuyển container đường biển giữa Hoa Kỳ và châu Á sụt giảm do lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế
Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa
Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa

Tổng cục quản lý Cảng Thái Lan (PAT) có kế hoạch phát triển các cảng container nội địa để phục vụ cho việc kết nối vận tải  với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Cụm cảng Cái Mép vào tốp 11 thế giới: Động lực từ công nghệ và nguồn hàng
Cụm cảng Cái Mép vào tốp 11 thế giới: Động lực từ công nghệ và nguồn hàng

Ngày 25/5/2022, Ngân hàng Thế giới World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index - Chỉ số hoạt động Cảng container) cho 370 cảng container toàn cầu. Theo đó, Cụm cảng Cái Mép bất ngờ vượt lên trên các cảng lớn trong khu vực của Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia..., để vào tốp 11 cảng container hiệu quả nhất thế giới. 

Đã thêm vào giỏ hàng