Thị trường logistics dặm cuối của Hàn Quốc và những sáng tạo có thể tham khảo cho Việt Nam
Phân khúc logistics dặm cuối, đặc biệt tại các đô thị lớn của Hàn Quốc đang được thúc đẩy bởi các hoạt động thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng. Là một thị trường năng động và có tốc độ tăng cường ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, quá trình phát triển của thị trường logistics cho thương mại điện tử, đặc biệt ở phân khúc dặm cuối của Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo cho thị trường Việt Nam.
Thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc được xếp hạng trong số những thị trường phát triển nhất trên thế giới và đã tăng trưởng bền vững trong vài năm qua.
Thương mại điện tử và logistics cho thương mại điện tử tại Hàn Quốc được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại của đất nước, đảm bảo sự sẵn có của Internet tốc độ cao cũng như một lượng đáng kể khách hàng am hiểu công nghệ. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ sáu về thương mại điện tử với doanh thu 92 tỷ USD vào năm 2021, xếp sau Pháp và đứng sau Đức.
Hàn Quốc có nhiều người sử dụng Internet (96,5% dân số vào năm 2020) và tăng 1,1% vào năm 2021, do việc triển khai công nghệ hiện đại (chẳng hạn như Mạng 5G), đã thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực thương mại điện tử của nước này. Một số công ty thương mại điện tử cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước. Ví dụ: Una Brands đã hợp tác với KlickBrands để tiếp cận lĩnh vực thương mại điện tử của Hàn Quốc.
Với mức tăng 14%, thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 29% trên toàn thế giới vào năm 2021. Doanh thu cho thương mại điện tử tiếp tục ngay cả khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đã được nới lỏng trong năm 2022. Các phân khúc thị trường mới đang thành trong khi các phân khúc hiện tại cũng có tiềm năng phát triển hơn nữa. Tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Hàn Quốc và các thị trường đối tác cũng được dự báo khả quan, thúc đẩy dịch vụ logistics để phục vụ thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt với các thị trường ở Đông và Đông Nam Á, với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và cơ sở hạ tầng mua sắm trực tuyến được cải thiện.
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc là coupang.com. Sàn TMĐT này đạt doanh thu 16,6 tỷ USD vào năm 2021. Tiếp theo là ssg.com với 1,5 tỷ USD doanh thu và yes24.com với 541 triệu USD doanh thu. Nhìn chung, ba sàn TMĐT hàng đầunày chiếm 20% doanh thu bán hàng trực tuyến ở Hàn Quốc (xếp hạng này chỉ dựa trên số doanh thu được tạo ra ở Hàn Quốc).
Đến nay thị trường logistics bên thứ ba (3PL) ở Hàn Quốc rất phân mảnh, với sự kết hợp của các doanh nghiệp nước ngoài và địa phương như CJ Logistics, Pants Logistics và Lotte Global Logistics là những đối thủ cạnh tranh hàng đầu.
Tăng trưởng kinh tế ổn định, sự mở rộng nhanh chóng của các nhà bán lẻ thương mại điện tử như Coupang, Wemakeprice, 11street, G-Market và TMON, cũng như mong muốn đạt được các mục tiêu về giảm phải thải carbon, đang thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp logistics bên thứ ba. Thực tiễn sáng tạo trên thị trường logistics cho thương mại điện tử của Hàn Quốc là xu hướng các công ty tập trung đầu tư cho việc kết hợp tự động hóa vào các quy trình xử lý đơn hàng và cải tiến hệ thống sử dụng năng lượng để giảm lượng khí thải carbon trong hoạt động logistics.
Một sáng kiến độc đáo và có thể là kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam, đó là các trạm xăng của Hàn Quốc đã hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, cho thuê lại các tòa nhà của họ làm cơ sở logistics (điểm giao dịch, chia chọn, trung chuyển, đổi trả hàng hóa…), mang lại động lực mới cho ngành kinh doanh giao nhận ở địa phương.
Một ví dụ là Hyundai Oil bank Co., một công ty lọc dầu lớn ở Hàn Quốc, đã ký kết mối quan hệ chiến lược với Coupang Inc., một doanh nghiệp thương mại điện tử, để thiết lập mạng lưới logistics tại trạm xăng trên toàn quốc.
Vào năm 2019, công ty bắt đầu kinh doanh với Makespace bằng cách tạo ra một nhà kho tại các trạm xăng, nơi khách hàng có thể giữ quần áo mùa đông hoặc thiết bị cắm trại của họ. Các nhà bán lẻ cũng có thể thuê nhà kho của Hyundai Oilbank để tạm thời cất giữ hàng hóa của họ và cơ sở nhượng quyền thương hiệu bánh sandwich địa phương New York Hotdog and Coffee đã mở một nhà hàng tại đó bán đồ ăn nhẹ cho mọi người.
Năm 2021, công ty này đã bắt đầu kinh doanh bộ lặp 5G với sự hợp tác của LG Uplus và KT trong khi tung ra dịch vụ bãi đậu xe công cộng sử dụng Internet of Things (IoT) với sự hợp tác của Hancome Mobility.
Ngoài ra, công ty đa dạng hóa dịch vụ rửa xe cho khách hàng đồng thời giới thiệu phiếu rửa xe lần đầu tiên cho các nhà máy lọc dầu.
Gần đây, Hyundai Oilbank đã bắt đầu bán xe điện siêu nhỏ có tên "Sevo C" tại 5 trạm xăng do trụ sở chính của hãng phối hợp với Sevo Mobility trực tiếp quản lý. Sevo C có thể tải tối đa hai người cùng một lúc và có thể di chuyển khoảng 75 km một giờ khi được sạc đầy, đây là mẫu xe số 1 trên thị trường xe du lịch siêu nhỏ trong nước. Khách hàng có thể thử lái xe điện được trưng bày tại các trạm xăng.
VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc, tháng 7/2022)