Thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu sắp có hãng hàng không lớn nhất

Tập đoàn vận chuyển CMA CGM mua lại hãng hàng không Air France-KLM: Việc hợp nhất với CMA CGM có thể giúp  Air France-KLM trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường hàng không.
 

Xu hướng mua bán sáp nhập trong lĩnh vực vận tải hàng không sau đại dịch đang chứng kiến một thương vụ lớn. Air France-KLM và công ty vận tải tàu container lớn của Pháp là CMA CGM đã thông báo vào ngày 18 tháng 5 năm 2022 về việc ký kết "quan hệ đối tác chiến lược" để cùng khai thác năng lực vận chuyển hàng không. Theo kết quả của sự hợp tác này, nhà khai thác tàu container lớn thứ ba thế giới sẽ trở thành cổ đông của công ty Air France-KLM để nắm giữ tới 9% vốn. Khoản đầu tư này có thể là một phần của đợt tăng vốn của Air France-KLM mà hãng đang xem xét trong thông báo đưa ra vào ngày 17 tháng 2 năm 2022). Với 9% cổ phần, CMA CGM sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 4 sau chính phủ Pháp (28,6%), China Eastern (9,6%) và Hà Lan (9,3%). Họ sẽ vượt qua Delta Airlines hiện đang giữ 5,8% cổ phần.

Quan hệ đối tác vận chuyển hàng hóa của hai công ty minh họa cho sự trỗi dậy của ngành kinh doanh này sau đại dịch. Trong 2 năm 2020, 2021, do phải ở nhà vì dịch bệnh, người tiêu dùng ngày càng quen với việc đặt hàng qua Internet và thúc đẩy nhu cầu vận tải hàng hóa thương mại điện tử bằng đường hàng không. Nhờ việc vận chuyển hàng triệu gói hàng thương mại điện tử, họ thậm chí có thể thanh toán chi phí cố định cho các chuyến bay và cứu hãng khỏi nguy cơ phá sản khi nhiều chuyến chở khách phải ngừng hoạt động.

Sự bùng nổ trong phân khúc vận tải hàng hóa này trước đây không được CMA CGM chú ý. Cách đây hơn một năm, vào tháng 2 năm 2021, hãng đã chấm dứt hợp nhất với tập đoàn Dubreuil, chủ sở hữu của Air Caraïbes và French Bee. Vào thời điểm đó, công ty đang thảo luận về việc mua cổ phần trong vốn của hai hãng hàng không này nhưng sau đó ngừng thương vụ. Cuối cùng, họ tự đáp ứng nhu cầu bằng cách sử dụng công ty vận tải hàng không CMA CGM Air Cargo của riêng mình và mua 4 chiếc Airbus A320.

Đối với Air France-KLM, sự xuất hiện của CMA CGM gây bất ngờ. Bị mắc kẹt bởi đại dịch, hãng hàng không này đã phải nhận sự hỗ trợ của chính phủ để tồn tại. Với khoản vay 7 tỷ euro, Air France-KLM vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Để giảm nợ, công ty vẫn cần được tái cấp vốn và phải chờ đợi thêm 4 tỷ euro. Đây không phải là thời điểm tốt để có được giá bán cổ phần tốt, ngay cả khi xu hướng mua bán, sáp nhật trong lĩnh vực hàng không đang phổ biến hơn trên thế giới.

Để được Ủy ban Châu Âu bật đèn xanh cho các khoản vay trực tiếp của chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng, Air France-KLM đã cam kết sẽ không lấy quá 10% vốn của đối thủ cạnh tranh cho đến khi hoàn trả được 3/4 khoản vay của mình. Chỉ với 500 triệu euro được trả lại cho chính phủ, tập đoàn này còn cách rất xa so với con số này. Việc tăng cường từ nguồn vốn CMA CGM có thể cho phép hãng hàng không vượt qua thách thức này. Đặc biệt, điều này có thể giúp hãng tham gia tích cực hơn vào việc tiếp quản Ita Airways liên kết với Delta Airlines.

VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 5/2022)

 


Tin tức liên quan

Những xu hướng mới trên thị trường logistics năm 2022
Những xu hướng mới trên thị trường logistics năm 2022

Sau một năm 2021 đầy sóng gió trong năm 2022, chuỗi cung ứng và ngành logistics vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có thêm động lực để đổi mới.

Xuất nhập khẩu 2023 về đích quanh mốc 680 tỷ USD
Xuất nhập khẩu 2023 về đích quanh mốc 680 tỷ USD

Kết quả đạt được trong 11 tháng và diễn biến gần đây cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2023 nhiều khả năng về đích quanh mốc 680 tỷ USD.

Năm 2022 hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4%
Năm 2022 hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4%

Năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái.


Đã thêm vào giỏ hàng