Thương mại Việt Nam - UAE đạt gần 4 tỷ USD

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở khu vực Trung Đông.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, hết tháng 10, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – UAE đạt gần 4 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 3,3 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang UAE khá đa dạng từ hàng điện tử đến máy móc, nông sản…

Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch đạt 1,77 tỷ USD.

Ngoài ra còn 3 nhóm hàng đạt kim ngạch “trăm triệu USD” gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 352,65 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 253,2 triệu USD; giày dép đạt 177,9 triệu USD.

Nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch “chục triệu USD” như: dệt may, hạt điều, rau quả, thủy sản…

Chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ UAE đạt 607 triệu USD. Dù số lượng mặt hàng nhập khẩu không nhiều, nhưng 10 tháng qua cũng có 2 nhóm đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.

Dẫn đầu là khí đốt hóa lỏng với 247 triệu USD; tiếp theo là dẻo nguyên liệu với 137,6 triệu USD.

Các mặt hàng nhập khẩu đáng chú ý khác như: sản phẩm từ dầu mỏ; quặng và khoáng sản; thức ăn gia súc và nguyên liệu…

Hết tháng 10, Việt Nam xuất siêu hơn 2,7 tỷ USD sang thị trường UAE.

Liên quan đến thương mại Việt Nam – UAE, theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công thương), UAE là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông và Việt Nam thuộc top 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của UAE trên thế giới.

Số liệu của UAE ghi nhận, giai đoạn 2018-2022, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước được duy trì ổn định ở mức 5 tỷ USD/năm (chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông).

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan
C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan

Một trong những quy định cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tại Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là về thời hạn nộp và phương thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Từ 01/10, 4 sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải thực hiện CBAM
Từ 01/10, 4 sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải thực hiện CBAM

Từ 01/10/2023, Cơ chế CBAM của EU có hiệu lực, trước mắt hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU phải nộp báo cáo phát thải khí nhà kính.
Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới
Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới

Sau hơn 2 năm thực thi EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã ghi nhận kết quả khả quan. Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát và khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là những thay đổi từ thị trường EU dự báo sẽ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch bài bản để tận dụng tối đa cơ hội thị trường và ưu thế lớn từ Hiệp định này.

Đã thêm vào giỏ hàng