TPHCM lấy lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Sau 2 tháng liên tiếp để mất vị trí vào tay Bắc Ninh, tháng 11 TPHCM lấy lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu của cả nước.

Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 11, xuất khẩu của TPHCM đạt 3,62 tỷ USD dẫn đầu cả nước. Ở vị trí thứ hai, Bắc Ninh đạt 3,47 tỷ USD.

Như vậy, sau 2 tháng liên tiếp (tháng 8 và 9) để mất vị trí số 1 xuất khẩu về tay Bắc Ninh, tháng 11 TPHCM đã trở lại vị trí quen thuộc.

Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của cả 2 địa phương kể trên đều giảm so với tháng 10/2023.

Trong tháng 11 còn một số địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên gồm: Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hà Nội.

Về hoạt động xuất khẩu cả nước nói chung, hiện Tổng cục Hải quan đã có thống kê sơ bộ nửa đầu tháng 12 (1-15/12/2023). Theo đó, nửa đầu tháng 12, xuất khẩu đạt hơn 15 tỷ USD.

15 ngày đầu tháng 12 có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 2,51 tỷ USD. Tiếp theo là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,86 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 1,79 tỷ USD; dệt may đạt 1,35 tỷ USD.

Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản; sắt thép…

Tính chung từ đầu năm đến 15/12, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 337,61 tỷ USD, giảm khoảng 18,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm khoảng 5,2%).

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Chính thức giảm 20% nhiều loại phí, lệ phí hàng hải
Chính thức giảm 20% nhiều loại phí, lệ phí hàng hải

Cục Hàng hải VN có văn bản về việc triển khai thông tư của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông.

Cập nhật thay đổi trong quy định về vận tải đường bộ quốc tế
Cập nhật thay đổi trong quy định về vận tải đường bộ quốc tế

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 05/2022  ngày 25 tháng 5 năm 2022 bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép của các Thông tư về vận tải đường bộ quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Một số lưu ý với các nhà quản lý chuỗi cung ứng năm 2022
Một số lưu ý với các nhà quản lý chuỗi cung ứng năm 2022

Năm 2021 là một trong những năm khó khăn nhất được ghi nhận đối với chuỗi cung ứng của thế giới nói chung và hai thị trường Úc và New Zealand, kết thúc với việc các kệ hàng trống trơn trong các siêu thị do thiếu lao động và các gián đoạn chuỗi cung ứng khác.


Đã thêm vào giỏ hàng