Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo, cơ hội tốt cho Việt Nam

Hiện, Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới.

Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1/3 đến 31/3 đạt 531.389 tấn, trị giá 262,953 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm đạt 1,503 triệu tấn, trị giá 730,762 triệu USD, tăng 26,34% về lượng và tăng 12,91% về trị giá so với cùng kỳ 2021.

Đáng chú ý, đại diện VFA cho biết: trong vòng 2 tuần qua, giá gạo xuất khẩu 100% tấm của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 3 đợt, với tổng mức tăng trong cả 3 đợt lên tới 17 USD/tấn.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện vẫn ổn định ở mức 415 - 149 USD/tấn; gạo 25% tấm là 395 - 199 USD/tấn. Trong khi đó, gạo 100% tấm của Việt Nam đang được bán ra ở mức 355 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan khoảng 7 USD/tấn.

Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ lượng gạo lớn nhất thế giới. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo, sản lượng gạo xay xát của Trung Quốc trong năm 2022/2023 ở mức 148 triệu tấn. Nhập khẩu gạo trong năm 2022/2023 của Trung Quốc dự báo là 5 triệu tấn.

Hiện, Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới. Giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm vì nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu.

Gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc, song Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc đánh giá, đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác và từ chính sản phẩm của Trung Quốc.

Điển hình như gạo Việt chịu sự cạnh tranh với sản phẩm của Campuchia. Trong năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn.

Nguồn: HQOnline


Tin tức liên quan

EU thông qua quy định về Cơ chế cân bằng carbon (CBAM)
EU thông qua quy định về Cơ chế cân bằng carbon (CBAM)

Ngày 16 tháng 5 năm 2023 Ủy ban Châu Âu ban hành quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 Về Thiết lập cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) tại EU.

Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU
Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) có thể ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào EU theo nhiều cách. Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất và công nghiệp chính, EGD sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có nghĩa là tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu bền vững trong dài hạn.

Biểu thuế thực hiện Hiệp định AIFTA: Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 65%
Biểu thuế thực hiện Hiệp định AIFTA: Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 65%

Thực hiện cắt giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) cho giai đoạn 2022 - 2027, từ ngày 31/12/2021 tất cả dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường (NT) của Việt Nam đều về 0%, các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm (ST) và nhạy cảm cao (HSL) được hoàn thành việc cắt giảm vào 31/12/2023.


Đã thêm vào giỏ hàng