Ước tính chi phí phát thải tàu hàng phải trả khi qua các cảng của EU từ năm 2024

Theo Bloomberg, các tàu đi và đến các cảng châu Âu phải đối mặt với mức phí phát thải carbon tổng cộng lên tới 3,6 tỷ USD vào năm tới, khởi đầu cho một mặt bằng giá cước mới sẽ tăng khi EU tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Con số này là ước tính của Drewry Shipping Consultants Ltd về tổng chi phí tuân thủ Hệ thống Thương mại Phát thải của Liên minh Châu Âu.

Theo quy định, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, các tàu ra vào các cảng của EU phải trả tiền cho việc phát thải carbon. Mức giá tăng sẽ ảnh hưởng đến vận chuyển mọi loại hàng hóa, từ hàng container thành phẩm đến khí tự nhiên hóa lỏng cần.

Vào năm 2024, một tàu container đi giữa châu Âu và châu Á có thể phải chịu khoản phí khoảng 810.000 euro (887.000 USD) để tuân thủ ETS, theo ước tính gần đây của tổ chức phân loại hàng hải DNV, với giả định đơn giá là là 90 euro/ tấn carbon phát thải. Con số đó chỉ bằng khoảng 10% so với chi phí nhiên liệu hàng năm của cùng một con tàu - có nghĩa là chỉ riêng sự dao động của giá dầu cũng có thể vượt quá toàn bộ chi phí của ETS.

Trước đó, vào tháng trước 10/2023, sáu quốc gia thành viên EU – chủ yếu dọc theo bờ biển Địa Trung Hải – đã bày tỏ quan ngại rằng các chủ hàng có thể trốn phí ETS bằng cách cập cảng tại các cảng gần nhưng bên ngoài EU.

Chi phí tuân thủ ETS, áp dụng cho Khu vực Kinh tế Châu Âu cũng như các cảng EU, hiện có thể tương đối nhỏ đối với một ngành lớn như vận tải biển. Nhưng trong khi các chủ hàng chỉ phải trả phí cho 40% lượng khí thải của họ vào năm 2024, thì con số này sẽ tăng lên 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2026 - cùng năm đó lượng khí thải mêtan và oxit nitơ phải tuân theo các quy định. Sử dụng các giả định tương tự trong ước tính năm 2024 của Drewry, dựa trên lượng khí thải thực tế năm 2022 và mức phí 100 Euro cho mỗi tấn CO2 phát thải, sẽ tạo ra tổng chi phí tương đương khoảng 9 tỷ USD vào năm 2026.

Nguồn: VITIC (trích từ báo cáo thị trường logistics EU, tháng 11/2023)


Tin tức liên quan

Sửa quy định quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
Sửa quy định quản lý đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

Các quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan sẽ được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC nhằm đảm bảo công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay.

Vượt qua Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
Vượt qua Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam. Đà tăng này giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ, tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10.

Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ tháng 8 năm 2022
Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ tháng 8 năm 2022

Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định VKFTA sẽ được áp dụng từ 01/8/2022.


Đã thêm vào giỏ hàng