Vận chuyển container hàng xuất khẩu từ châu Á đến Mỹ giảm mạnh trong tháng 1/2023

Theo thống kê từ Trung tâm Hàng hải Nhật Bản (JMC), xuất khẩu hàng đóng container sang Hoa Kỳ từ 18 nền kinh tế châu Á giảm 20,1% so với cùng tháng năm 2022, đạt 1.468.276 TEU trong tháng 1/2023.

Hoạt động vận chuyển container trên tuyến châu Á- Hoa Kỳ đã mất đà so với cùng kỳ năm trước và đã có tháng thứ 5 tháng liên tiếp ghi nhận lượng vận chuyển sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng đóng container từ Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh 25,4% xuống 822.047 TEU, từ Đài Loan (TQ) giảm 28,5% xuống 48.124 TEU và từ Nhật Bản giảm 19,9% xuống 43.829 TEU.

Đồng thời, hàng container xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Hoa Kỳ hầu như không thay đổi và ở mức 91.981 TEU.

Xuất khẩu cũng giảm từ các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 11,8% xuống 342.926 TEU. Trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Đặc biệt, vận chuyển container hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ giảm 12,5% xuống còn 166.550 TEU, mặc dù Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong khu vực.

Đối với các nước Đông Nam Á khác, xuất khẩu hàng đóng container từ Thái Lan sang Hoa Kỳ giảm 3,7% xuống 70.005 TEU, từ Indonesia giảm 14,2% xuống 38.961 TEU và từ Malaysia giảm 23,6% xuống 29.681 TEU.

Ngoài ra, lưu lượng container từ Nam Á đến Hoa Kỳ cũng giảm 4,5% xuống còn 113.069 TEU. Cụ thể: hàng đóng container từ Bangladesh đến Hoa Kỳ giảm đáng kể hơn 10% xuống 11.555 TEU còn từ Ấn Độ  giảm 0,1 xuống 85.452 TEU.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, số tháng 2/2023). 


Tin tức liên quan

Chính phủ Ấn Độ ráo riết kết nối đường sắt và đường biển: Trông người lại ngẫm đến ta
Chính phủ Ấn Độ ráo riết kết nối đường sắt và đường biển: Trông người lại ngẫm đến ta

Chính phủ Ấn Độ đã và đang rất coi trọng việc mở rộng phạm vi phủ sóng vận tải đường sắt trên toàn quốc cũng như kết nối tất cả các cảng biển và nhà ga để nâng cao hiệu quả logistics đa phương thức, giảm chí phí và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phụ phí vận tải biển tiếp tục được nhiều hãng tàu điều chỉnh giảm
Phụ phí vận tải biển tiếp tục được nhiều hãng tàu điều chỉnh giảm

Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục cho thấy những khó khăn trong sản xuất và thương mại trong tháng cuối năm 2022 và bên thềm năm mới 2023. Lạm phát khiến Chính phủ các nước thắt chặt tiền tệ, sản xuất và đầu tư chững lại, đơn đặt hàng từ các thị trường châu Âu, châu Mỹ giảm trong bối cảnh sức mua yếu, tồn kho cao, kéo theo suy giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến các thị trường tiêu thụ lớn này.
Hapag-Lloyd sẽ tăng giá cước nhiều tuyến vận chuyển trên thế giới từ tháng 12/2023
Hapag-Lloyd sẽ tăng giá cước nhiều tuyến vận chuyển trên thế giới từ tháng 12/2023

Công ty vận tải hàng đầu của Đức-Hapag-Lloyd đã công bố tăng cước trên nhiều tuyến trên thế giới, giá cước mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2023.

Đã thêm vào giỏ hàng