Vận chuyển xuyên Thái Bình Dương liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?

Giá cước vận chuyển container đường biển giữa Hoa Kỳ và châu Á sụt giảm do lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế

Giá vận chuyển container từ Đông Á và Trung Quốc đến cả hai bờ biển Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh trong tuần cuối tháng 9/2022 do nhu cầu giảm trong bối cảnh lạm phát, lo ngại về suy thoái kinh tế và không ít nhà phân phối đã tranh thủ tăng dự trữ hàng hóa từ trước mùa cao điểm hàng năm.

Giá cước đến Bờ biển Thái Bình Dương giảm 17% và hiện thấp hơn 80% so với cùng thời điểm một năm trước, trong khi cước phí đến Bờ biển Đại Tây Dương giảm 14% và thấp hơn 61% so với năm ngoái, theo cơ sở dữ liệu thị trường vận chuyển container của nhà cung cấp nền tảng Freightos. 
 
Tuần lễ vàng của Trung Quốc, lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh kéo dài một tuần bắt đầu vào ngày 1 tháng 10, người lao động được nghỉ và một số nhà máy sẽ giãn/giảm hoạt động sản xuất.

Theo chu kỳ hàng năm thì Tuần lễ vàng thường chứng kiến ​​sự gia tăng của giá cước, nhưng Judah Levine, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Freightos, cho biết kỳ nghỉ này không có khả năng cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho giá cước trong năm nay. Các hãng vận tải đã bắt đầu hủy các chuyến đi để cố gắng giữ cho các tàu đầy trong nỗ lực ngăn chặn sự trượt dốc của giá cước nhưng bất thành.

Liệu có hình thành mặt bằng giá cước mới?

Với mùa cao điểm đã kết thúc, thị trường sẽ chuyển sang một mặt bằng giá cước mới, các chủ tàu có thể sẽ tính đến các phương án về điều chỉnh nguồn cung nhằm ngăn chặn đà giảm của giá cước như khi đại dịch mới xuất hiện. Giá thuê tàu biển - mức giá mà các hãng vận tải phải trả để thuê một con tàu cũng đang giảm.

Tình trạng tắc nghẽn và khối lượng hàng hóa tại cảng còn nhiều, tốc độ giải phóng hàng tuy được cải thiện nhưng vẫn chậm, do đó về cơ bản mặt bằng giá vẫn có khả năng duy trì trên mức năm 2019. Giá cước giao ngay giảm có thể gây áp lực lên một số hãng vận tải nhỏ hơn, những người hiện đang mắc kẹt với giá thuê chuyến đã kí theo hợp đồng vào thời điểm giá đang tăng cao, nay phải điều chỉnh giảm giá các dịch vụ vận chuyển xuyên Thái Bình Dương theo tín hiệu thị trường.

Ùn tắc tại các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ tiếp tục giảm bớt, phần lớn là do nhu cầu giảm và còn do các chủ hàng đã chọn gửi khối lượng lớn đến các cảng Bờ Đông để tránh việc phải trả phụ phí lưu kho bãi tại các cảng Los Angeles (LA) và Long Beach (LB).

Tỷ lệ tồn đọng tàu container tại LA / LB đạt mức thấp kỷ lục mới vào giữa tháng 9/2022, theo Marine Exchange of Southern California (MESC) khi chỉ có sáu tàu container trong hàng đợi. Trước đó, mức cao kỷ lục là ngày 9/1/2022 khi có tới 109 tàu container chờ hạ tải.

Trong một bản cập nhật hoạt động, hãng vận tải container của Đức là Hapag-Lloyd cho biết tình trạng dồn ứ ở Bờ Đông vẫn còn tiếp diễn. Cảng Savannah tiếp tục có lượng tàu container tồn đọng lớn nhất đang chờ dỡ hàng, với 42 tàu neo đậu, chỉ giảm 1 tàu so với tuần trước.

Thời gian chờ là 12 ngày đối với tàu loại 1 và 17-20 ngày đối với tàu loại 2.

Lượng hàng tồn đọng tại Cảng Houston là 18 tàu, giảm 3 tàu so với tuần trước.

Tại cảng New York / New Jersey, có 19 tàu container neo đậu vào đầu tuần cuối tháng 9/2022, tăng so với 15 tàu của tuần trước, với thời gian chờ các bến lên đến 32 ngày.

Không chỉ là các hàng hóa đóng container thông thường, tàu container cũng liên quan đến ngành công nghiệp hóa chất bở trong khi hầu hết hóa chất là chất lỏng và được vận chuyển bằng tàu chở dầu, tàu container vận chuyển các loại polyme như polyethylen (PE) và polypropylene (PP), được vận chuyển dưới dạng viên.

Nguồn: Trích từ Báo cáo thị trường logistics Hoa Kỳ, số tháng 9/2022


Tin tức liên quan

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt hơn 6 tỷ USD
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt hơn 6 tỷ USD

Tháng 1/2023, Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Cách người Nhật dùng công nghệ để gỡ những nút thắt trong logistics dặm cuối hậu COVID-19
Cách người Nhật dùng công nghệ để gỡ những nút thắt trong logistics dặm cuối hậu COVID-19

Đặc điểm thị trường logistics dặm cuối tại Nhật Bản

Tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với dịch vụ logistics dặm cuối rất cao. Tất cả mọi hoạt động tại dặm cuối (last mile), từ giao hàng đến đổi trả hàng, hỗ trợ lắp đặt, chăm sóc khách hàng, thậm chí cả phương thức giao hàng trên lề đường hay Mua hàng trực tuyến nhưng giao tại trạm/cửa hàng (BOPIS) đều phải hoàn hảo để khách hàng Nhật Bản luôn hài lòng.

Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới
Tận dụng đối đa Hiệp định EVFTA, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới

Sau hơn 2 năm thực thi EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã ghi nhận kết quả khả quan. Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát và khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là những thay đổi từ thị trường EU dự báo sẽ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch bài bản để tận dụng tối đa cơ hội thị trường và ưu thế lớn từ Hiệp định này.


Đã thêm vào giỏ hàng