Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào bởi Hiệp định ưu đãi thương mại Pakistan - Thổ Nhĩ Kỳ

1. Giới thiệu về định ưu đãi thương mại (PTA) giữa Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ 

Ngày 12/08/2022 tại Islamabad Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ ký hiệp định ưu đãi thương mại (PTA). Việc ký PTA là bước đầu tiên thực hiện “Hiệp định khung về thiết lập khu vực mậu dịch tự do Pakistan-Thổ Nhĩ Kỳ” ký ngày 22/03/2016.

Theo hiệp định này, Thổ Nhĩ kỳ dành cho Pakistan mức thuế ưu đãi cho 231 dòng thuế và Pakistan dành cho Thổ Nhĩ Kỳ mức thuế ưu đãi cho 130 dòng thuế. Hai nước đặt mục tiêu tăng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa 2 nước thêm 5 tỷ USD sau khi ký hiệp định. Để bảo vệ thị trường trong nước hiệp định vẫn có các điều khoản bảo lưu về phòng vệ song phương, ngoại lệ cán cân thanh toán, giải quyết tranh chấp và rà soát định kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị ưu đãi thuế 300 mặt hàng nhưng Pakistan đưa 170 mặt hàng vào danh mục nhạy cảm để bảo vệ sản xuất trong nước.

Tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ Bộ Thương mại Pakistan đánh giá PTA sẽ giúp hàng xuất khẩu của Pakistan có ưu thế cạnh tranh hơn các đối thủ là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia. Trong số 261 dòng thuế thì Pakistan được hưởng ngay mức thuế 0 % đối với 123 dòng thuế (5 mặt hàng nông sản và 118 mặt hàng công nghiệp. Mức thuế hiện hành là 22-23 %), 92 dòng thuế được giảm dần mức thuế về 0 % trong 5-10 năm, 5 dòng thuế được giảm 50 %, 14 dòng thuế còn lại được hưởng thuế ưu đãi theo hạn ngạch.

Tại thị trường Pakistan trong số 130 dòng thuế thì Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng ngay mức thuế 0 % đối với 16 dòng thuế (bột ca cao, sợi acrylic và xơ tổng hợp, sợi tổng hợp, chè đen, đầu nhận internet, máy cuốn dây, vị thực phẩm, thiết bị thu phát, en-zim, nguyên liệu nền kẹo cao su), 16 dòng thuế được giảm dần mức thuế về 0 % trong 5 năm (sô-cô-la vụn, bột nở hoạt tính, vị thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm phòng thí nghiệm, kẹp sắt, dây đồng 6mm, van giảm áp, khóa trượt) và 10 năm (kẹp, móc sắt hoặc thép, phụ kiện lắp ghép bàn ghế, linh kiện máy phân loại, sàng, xay, thiết bị truyền thanh .v.v.), các dòng thuế còn lại được giảm 20-50 %.

2. Đánh giá sơ bộ tác động đến Việt Nam: 

Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy Việt Nam bị ảnh hưởng về 13 dòng thuế trong đó có 3 mặt hàng có kim ngạch lớn là chè đen, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nền kẹo cao su.

Mặt hàng chè đen và nguyên liệu nền kẹo cao su sẽ bị ảnh hưởng ngay vì thuế nhập khẩu 2 mặt hàng này từ Thổ Nhĩ Kỳ được giảm ngay về 0 % (Việt Nam chịu thuế 11 %) còn mặt hàng thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng chậm hơn vì thuế nhập khẩu mặt hàng này từ Thổ Nhĩ Kỳ được giảm dần về 0 % trong 5 năm (Việt Nam chịu thuế 20 %). Trong số 13 mặt hàng Việt Nam bị ảnh hưởng có 6 mặt hàng Việt Nam có thế mạnh lớn hơn Thổ Nhĩ Kỳ, có 7 mặt hàng Thổ Nhĩ Kỳ có thế mạnh lớn hơn hoặc tương đương Việt Nam. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan giảm 2 % do ảnh hưởng của hiệp định ưu đãi thương mại Pakistan - Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Pakistan


Tin tức liên quan

Vận chuyển container hàng xuất khẩu từ châu Á đến Mỹ giảm mạnh trong tháng 1/2023
Vận chuyển container hàng xuất khẩu từ châu Á đến Mỹ giảm mạnh trong tháng 1/2023

Theo thống kê từ Trung tâm Hàng hải Nhật Bản (JMC), xuất khẩu hàng đóng container sang Hoa Kỳ từ 18 nền kinh tế châu Á giảm 20,1% so với cùng tháng năm 2022, đạt 1.468.276 TEU trong tháng 1/2023.

Lùi thời gian áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam mới đến 29/12/2022
Lùi thời gian áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam mới đến 29/12/2022

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 72/2022/TT-BTC ngưng hiệu lực của Thông tư số 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Danh mục 2022). Theo đó, Bộ Tài chính quyết định ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022 đến hết ngày 29/12/2022 đối với Thông tư 31/2022/TT-BTC.

Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi
Vận tải hàng không của Trung Quốc tiếp tục phục hồi

Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, vận tải hàng không dân dụng của Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4/2023, tổng doanh thu vận tải của ngành là 9,31 tỷ tấn.km, tăng 214,5% so với cùng kỳ năm 2022 và phục hồi lên 88,6% so với mức được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19.


Đã thêm vào giỏ hàng