Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 - 2027.

Theo Bộ Tài chính, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020. Ngày 6/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP phê duyệt Hiệp định RCEP.

Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khấu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 - 2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines.

Nghị định số 84/2023/NĐ-CP bổ sung vào cuối điểm a của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "Từ ngày 4/3/2022 đến ngày 31/12/2022 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar".

Bổ sung vào cuối điểm b của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar; từ ngày 2/6/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Philippines".

Bổ sung điểm n và điểm o vào sau điểm m của khoản 2 Điều 4 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "n) Cộng hoà Liên bang Myanmar; o) Cộng hoà Philippines".

Nguồn: Công Thương


Tin tức liên quan

Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD
Ngành dệt may tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm mọi giải pháp giữ chân người lao động, giữ chân khách hàng…

Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8
Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đạt 18,23 tỷ USD, tăng tới 26,2% (tương ứng tăng 3,79 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 8/2023, theo Tổng cục Hải quan.

Algeria cấm các doanh nghiệp tư nhân nước này nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại
Algeria cấm các doanh nghiệp tư nhân nước này nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại

Ngày 9/2/2023, Hiệp hội các ngân hàng và cơ sở tài chính Algeria (ABEF) đã có công văn gửi giám đốc các ngân hàng và cơ sở tài chính trực thuộc để truyền đạt thông báo của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu nước này, theo đó từ nay Cục Liên ngành ngũ cốc Algeria (OAIC) sẽ độc quyền nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại, đồng thời cấm các doanh nghiệp tại Algeria được nhập khẩu các sản phẩm trên dù với mục đích bán lại hay sử dụng.


Đã thêm vào giỏ hàng