Việt Nam xuất khẩu hàng hóa gì sang UAE?

Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Trung Đông, trong đó nước ta duy trì vị thế xuất siêu.

Liên tiếp những thông tin về mất và nguy cơ mất hàng hóa nông sản (hoa hồi, tiêu, hạt điều, quế) khi xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) được hiệp hội ngành hàng liên quan đề cập gần đây.

Vậy, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc gia Trung Đông này đang diễn ra như thế nào?

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt hơn 1,93 tỷ USD.

Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

2 nhóm hàng lớn khác đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (190,7 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (147 triệu USD); giày dép (105,56 triệu USD).

Các nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp như thủy sản, rau quả, gạo, hạt tiêu, hạt điều… với kim ngạch đạt từ 10 triệu USD trở lên, trong đó, hạt điều có kim ngạch lớn nhất với 42,2 triệu USD.

Nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu của nước ta phong phú hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ UAE với số lượng nhóm hàng chính được cơ quan Hải quan thống kê và công bố định kỳ là 20 nhóm hàng xuất khẩu, trong khi nhập khẩu chỉ 8 nhóm hàng.

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 348,7 triệu USD nhập khẩu hàng hóa từ UAE. Nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất là khí đốt hóa lỏng đạt gần 155,3 triệu USD. Đây cũng là nhóm hàng “trăm triệu đô” duy nhất trong 6 tháng đầu năm.

Một số nhóm hàng nhập khẩu đáng chú ý khác có kim ngạch từ 10 triệu USD đến vài chục triệu USD như: chất dẻo nguyên liệu; quặng và khoáng sản; thức ăn gia súc và nguyên liệu…

Với các kết quả kể trên, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu sang UAE gần 1,6 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản
Giá nhiên liệu tăng tạo áp lực lớn lên chi phí logistics và chi tiêu dùng tại Nhật Bản

Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics khác đồng loạt tăng (ví dụ như chi phí đóng gói, lưu kho, bảo quản hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ tạm hoãn áp phí điều chỉnh container
Các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ tạm hoãn áp phí điều chỉnh container

Sau khi đạt các kết quả khả quan trong việc giải phóng container tồn tại cảng biển, hai cảng của Hoa Kỳ là cảng Long Beach và cảng Los Angeles đã thông báo hoãn áp dụng “Phí điều chỉnh container” ít nhất cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2021.

Giá hồ tiêu có đang vào chu kỳ tăng mới?
Giá hồ tiêu có đang vào chu kỳ tăng mới?

Dự báo quý II/2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ khả quan nhờ nhu cầu tăng cao. Việc này sẽ đẩy giá tiêu trong nước tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.


Đã thêm vào giỏ hàng