Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC.

Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN (Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN) 2022 để cập nhật kịp thời những thay đổi về thương mại và phân loại hàng hóa.

Bộ Tài chính cho biết, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 có quy định: "Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa".

Cụ thể, Danh mục Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được sửa đổi, bổ sung theo kỳ hạn 5 năm 1 lần nhằm cập nhật các mặt hàng có thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp sau phiên bản HS 2017, phiên bản Danh mục HS 2022 đã được Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng và phê chuẩn vào ngày 28/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Danh mục AHTN cũng được định kỳ sửa đổi 5 năm 1 lần trên cơ sở những sửa đổi của Danh mục HS. Trên cơ sở phiên bản Danh mục HS 2022 của Tổ chức hải quan thế giới, Danh mục AHTN 2022 được các nước ASEAN rà soát, xây dựng chi tiết ở cấp độ 8 số để đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại trong khu vực.

Hiện nay, qua 10 phiên đàm phán giữa các nước ASEAN, Danh mục AHTN phiên bản 2022 đã được hoàn thiện. Theo kế hoạch, Danh mục AHTN 2022 cần nội luật hóa dưới hình thức ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Việc xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 là cần thiết để cập nhật kịp thời những thay đổi về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa trên cơ sở sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017 hiện hành để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng quốc tế giai đoạn mới.

Đồng thời Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 cũng là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi (MFN), các biểu thuế ưu đãi đặc biệt (FTA) của Việt Nam giai đoạn 2022-2026, phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa khu vực và quốc tế.

Nguồn: Logistics Vietnam


Tin tức liên quan

Hà Nội là điểm đến thứ 3 về khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không từ Hàn Quốc
Hà Nội là điểm đến thứ 3 về khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không từ Hàn Quốc

Một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cho thấy Hồng Kông (Trung Quốc) là điểm đến phổ biến nhất cho xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không của Hàn Quốc, còn Hà Nội đứng thứ ba.

Nhu cầu thị trường tăng cao, gạo Việt Nam nhiều cơ hội vào Bắc Âu
Nhu cầu thị trường tăng cao, gạo Việt Nam nhiều cơ hội vào Bắc Âu

Do nhu cầu nhập khẩu của thị trường tăng cao nên gạo Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhập khẩu thành công vào thị trường Bắc Âu. Gạo cũng là một trong những mặt hàng được thị trường này đặc biệt ưa chuộng trong thời gian qua.

Kênh đào Suez giảm phí cho tàu chở LNG từ nhiều cảng để kích cầu
Kênh đào Suez giảm phí cho tàu chở LNG từ nhiều cảng để kích cầu

Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) đang mở rộng các khoản giảm giá cho các hãng vận chuyển LNG đi qua tuyến đường thủy này trên các hành trình giữa Hoa Kỳ và Châu Á, để thúc đẩy hoạt động vận chuyển qua Kênh đào Suez trong bối cảnh thương mại quốc tế chậm lại. Chính sách giảm giá sẽ được áp dụng cho đến cuối năm 2023.


Đã thêm vào giỏ hàng