Xu hướng thị trường gốm sứ tại Bắc Âu

Đồ gốm sứ của Thụy Điển có tính thẩm mỹ đặc biệt và trải dài trên phạm vi rộng – từ đồ nội thất đến đồ gia dụng, thời trang, trong đó có thiết kế đồ thủy tinh và gốm sứ.

Các sản phẩm gốm sứ của Thụy Điển hướng đến những thiết kế thân thiện với người dùng nhưng được đánh giá cao, phù hợp hoàn hảo với ngôi nhà hiện đại. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, nhiều thiết kế của Thụy Điển có các yếu tố tự nhiên. Xu hướng hiện nay là sự pha trộn giữa phong cách cổ điển và mới lạ. Bên cạnh đó, thiết kế các sản phẩm gốm sứ có hoa văn theo phong cách những năm 1960 vẫn được yêu thích và tiếp tục được sản xuất.

Các sản phẩm thiết bị vệ sinh bằng gốm sứ trên thị trường Thuỵ Điển có xu hướng sản xuất kết hợp với các vật liệu từ các nguồn bền vững. Đối với các sản phẩm gạch men, Thuỵ Điển ưa chuộng các sản phẩm sạch, tiện dụng, và dễ bảo trì. Màu sắc phổ biến thường là các màu truyền thống như trắng và be, kết hợp với các sắc thái khác nhau của màu xanh lam.

Gốm sứ Đan Mạch là mặt hàng được yêu thích của những người thích nghệ thuật, thiết kế. Tính thẩm mỹ khác nhau, từ hình dạng hữu cơ, tự nhiên và các góc cạnh thô đến siêu bóng, là đặc trưng của gốm sứ Đan Mạch. Đặc trưng của gốm sứ hiện đại của Đan Mạch là tối giản và tiện dụng. Đối với gạch lát nền và tường bằng gốm sứ, Đan Mạch ưa chuộng loại gạch to vì được coi là sang trọng, gạch lát nền hình vuông tích hợp cả sưởi, gạch ốp tường hình chữ nhật, đặc biệt là gạch giả đá cẩm thạch. Màu sắc của gạch lát nền và gạch ốp tường được ưa chuộng là loại màu sáng hay trắng nhạt.

Đặc trưng của gốm sứ khu vực Bắc Âu là đồ gốm thủ công chất lượng cao, khối lượng nhỏ và giá thành khá đắt. Có rất nhiều phòng trưng bày gốm sứ tại Bắc Âu, nhất là ở Đan Mạch và Thuỵ Điển, cung cấp mọi sản phẩm cho người tiêu dùng, từ loại lạ mắt và đầy màu sắc đến kiểu dáng uyển chuyển và đơn sắc.

Các sản phẩm là bộ đồ ăn, đồ gia dụng gốm sứ tại Bắc Âu thường có phong cách, màu sắc và chất liệu lấy cảm hứng từ thiên nhiên xung quanh con người.

Theo truyền thống, nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ là đất sét. Trong khi ngày nay, nhiều loại nguyên liệu thô, chủ yếu là nguyên liệu vô cơ, phi kim loại được sử dụng. Độ xốp của sản phẩm được tạo ra bằng cách trộn thêm chất hữu cơ mịn như mùn cưa. Đối với gốm sứ vệ sinh và tráng men, kẽm dưới dạng oxit (ZnO) được sử dụng. Ngày nay, những nhà máy sản xuất gốm sứ đã thay đổi sang chế độ mạ băng có chứa stronti không tích tụ thành cacbonat (SrCO3).

Ngoài ra, do vấn đề bảo vệ môi trường, một số nhà máy sản xuất gốm sứ vệ sinh ở Bắc Âu đã và đang ngừng sử dụng vật liệu tạo màu, chỉ sản xuất sản phẩm màu trắng. Cùng với các cam kết về giảm thiểu khí phát thải, nhiều công ty sản xuất gốm sứ Bắc Âu cũng đã chuyển sang dùng khí đốt tự nhiên thay cho than, dầu để giảm lượng CO2 thải ra môi trường.
Với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao của người tiêu dùng Bắc Âu, các sản phẩm gốm sứ được sản xuất theo công nghệ hiện đại không gây hại cho môi trường, không sử dụng vật liệu tạo màu sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới.

Đối với các sản phẩm gốm sứ, đặc biệt là bát đĩa, bộ đồ ăn gốm sứ, các chứng nhận liên quan đến sản xuất sạch hơn ngày càng được quan tâm. Người tiêu dùng khi mua sản phẩm thường đánh giá liên tưởng đến việc cạn kiệt nguyên liệu thô và ô nhiễm môi trường. Do vậy, các sản phẩm có chứng nhận về điều kiện làm việc, sản xuất sạch và bền vững hơn sẽ ngày càng trở thành điểm quan trọng trong bán hàng và tiếp thị các sản phẩm này.
 
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia


Tin tức liên quan

Xanh hóa để phát triển logistics bền vững
"Xanh" hóa để phát triển logistics bền vững

Logistics xanh là hoạt động hướng tới các mục tiêu bền vững, giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lại gần đây sẽ là yêu cầu tất yếu.

Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục thắng lớn
Xuất khẩu cà phê dự báo tiếp tục thắng lớn

Sau khi đạt kỷ lục về giá và kim ngạch xuất khẩu, ngành cà phê tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào niên vụ tới nhờ những yếu tố thuận lợi từ thị trường cũng như nỗ lực của ngành trong việc đẩy mạnh chế biến và đáp ứng các quy định mới của EU.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu quế đứng đầu thế giới
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu quế đứng đầu thế giới

Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế và là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu USD mỗi năm.


Đã thêm vào giỏ hàng