Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đạt 18,23 tỷ USD, tăng tới 26,2% (tương ứng tăng 3,79 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 8/2023, theo Tổng cục Hải quan.

Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 8 tăng so với kỳ 1 tháng 8/2023 ở một số nhóm hàng chủ lực như:

máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 545 triệu USD (tương ứng tăng 35,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 525 triệu USD (tương ứng tăng 22,1%); hàng dệt may tăng 347 triệu USD (tương ứng tăng 22,4%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 309 triệu USD, (tương ứng tăng 12,8%); sắt thép các loại tăng 239 triệu USD (tương ứng tăng 102%; hàng thủy sản tăng 125 triệu USD (tương ứng tăng 33,9%); hàng rau quả tăng 109 triệu USD (tương ứng tăng 61%)...

Như vậy, tính hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 228,17 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 9,8%, tương ứng giảm 24,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 8 đạt 13,03 tỷ USD, tăng 23,4% tương ứng tăng 2,47 tỷ USD so với kỳ trước.

Tính chung hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 166,4 tỷ USD, giảm 10,3% (tương ứng giảm 19,11 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Hóa chất gây rối loạn nội tiết
Hóa chất gây rối loạn nội tiết

Theo thông tin từ Cơ quan Hóa chất Thụy Điển, các chất hiện được chỉ định là đặc biệt nguy hiểm, trong số những thứ khác, là chất gây ung thư, gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến sinh sản. Chúng có thể được tìm thấy trong mọi thứ từ sơn, giấy, hàng dệt may, da, lông thú, nhựa, mực in.
Sửa quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại
Sửa quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?
Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?

Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và theo sau là hàng loạt hệ lụy từ cả phía cung và phía cầu khiến nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển từ mô hình “Đúng thời điểm” (JIT-Just in Time) vốn được sử dụng để tối ưu hóa nguồn lực và chi phí sang mô hình “chiến lược phòng bị” (JIC-Just in case) để tăng tính chủ động. 

Đã thêm vào giỏ hàng