Xuất khẩu cao su quý III/2022 đạt hơn 930 triệu USD

Trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 609,17 nghìn tấn, trị giá 930,86 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 609,17 nghìn tấn, trị giá 930,86 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong quý III/2022 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi, tuy nhiên trị giá vẫn giảm do giá cao su giảm mạnh.

Về thị trường xuất khẩu, trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 453,06 nghìn tấn, trị giá 669,14 triệu USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Đứng thứ hai là xuất khẩu sang Ấn Độ với 42,04 nghìn tấn, trị giá 69,64 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong quý 3/2022.

Về giá xuất khẩu, trong quý III/2022, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 5,5%; Latex giảm 6%; SVR 3L giảm 7,1%; SVR10 giảm 5,9%; RSS3 giảm 7,1%; SVRCV60 giảm 8,2%; RSS1 giảm 10,6%...

Tại thị trường trong nước, quý III/2022, giá cao su nguyên liệu trong nước có xu hướng giảm với mức giảm khoảng 40-50 đồng/độ mủ so với cuối quý III/2022.

Riêng trong tháng 10/2022, giá mủ cao su nguyên liệu biến động nhẹ. Tại Bình Phước, Công ty cao su Phú Riềng thu mua mủ nguyên liệu ở mức 270-285 đồng/độ mủ, tăng 10-15 đồng/độ mủ so với cuối tháng 9/2022. Tại Bình Dương, Công ty cao su Phước Hòa thu mua mủ nguyên liệu ở mức 273-275 đồng/ độ mủ, ổn định so với cuối tháng trước. Tại Gia Lai, Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/độ mủ, giảm 10 đồng/ độ mủ so với cuối tháng 9/2022.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, trong quý IV/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp khó khăn do đồng USD đã bước vào chu kỳ tăng giá như một tài sản trú ẩn trước lạm phát. Vì các loại hàng hóa cơ bản được tính bằng USD, nên khi USD tăng mạnh sẽ sẽ hạ giá trị các loại hàng hóa này. Cao su cũng không ngoại lệ khi giá mủ có diễn biến giảm trong giai đoạn đồng USD tăng mạnh.

Mặt khác, rủi ro của ngành cao su là mưa lớn kéo dài vào vụ cao điểm nên ảnh hưởng đến sản lượng mủ thu hoạch. Hiện tượng La Nina tiếp diễn năm thứ 3 liên tiếp trong 2022 làm gia tăng tần suất và lượng mưa, qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động thu hoạch và sản lượng mủ cao su của các doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Công Thương


Tin tức liên quan

Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu
Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu

Trong một báo cáo được công bố gần đây Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) đã trình bày một kế hoạch hành động chung để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng toàn cầu nhằm phục vụ tốt hơn cho các công ty vận tải biển và các bên liên quan khác.

Nhập khẩu hàng hóa giảm hơn 37 tỷ USD
Nhập khẩu hàng hóa giảm hơn 37 tỷ USD

Nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị… có kim ngạch giảm hàng tỷ USD.

Chi hơn 32 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Chi hơn 32 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Cập nhật từ đầu năm đến 15/5, cả nước chi tới 32,5 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan.


Đã thêm vào giỏ hàng