Xuất khẩu giảm gần 23 tỷ USD

 Qua hơn 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước giảm gần 23 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu kỳ 1 tháng 7/2023 (từ ngày 1 đến ngày 15/7 đạt 13,81 tỷ USD, giảm 12% (tương ứng giảm 1,88 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 6/2023

Các nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 621 triệu USD, tương ứng giảm 27,4%; sắt thép các loại giảm 189 triệu USD, tương ứng giảm 38,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 102 triệu USD, tương ứng giảm 3,9%...

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết 15/7, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 178,45 tỷ USD, giảm 11,4% tương ứng giảm 22,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,62 tỷ USD, tương ứng giảm 17,9%; hàng dệt may giảm 3,12 tỷ USD, tương ứng giảm 15,3%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,54 tỷ USD, tương ứng giảm 27,9%; giày dép các loại giảm 2,19 tỷ USD, tương ứng giảm 17%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 2,05 tỷ USD, tương ứng giảm 8,8%...

Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, trong kỳ 1 tháng 7/2023 đạt 27,2 tỷ USD, giảm 4,1% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2023.

Từ đầu năm đến hết ngày 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 343,65 tỷ USD, giảm 14,9%, tương ứng giảm 60,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Trong kỳ 1 tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 427 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 13,25 tỷ USD.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Các kênh phân phối ca cao chính ở Bắc Âu
Các kênh phân phối ca cao chính ở Bắc Âu

Nhà xuất khẩu có thể sử dụng các kênh khác nhau để đưa ca cao đến thị trường Bắc Âu. Việc gia nhập thị trường sẽ thay đổi tùy theo chất lượng hạt ca cao và khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhập khẩu trực tiếp vào các nước Bắc Âu nhìn chung ít phổ biến hơn so với một số nước châu Âu khác.

Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu
Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hiện đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu.

TPHCM lấy lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu
TPHCM lấy lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Sau 2 tháng liên tiếp để mất vị trí vào tay Bắc Ninh, tháng 11 TPHCM lấy lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu của cả nước.


Đã thêm vào giỏ hàng