Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng 24% trong 7 tháng đầu năm

7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt gần 67 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản sang Mỹ cũng tăng trưởng.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt gần 67 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 7, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm gần 7% so với tháng 6.

Trong 7 tháng đầu năm, mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng khác là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến, nhóm hàng dệt, may đạt 11,13 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 16,6 % tỷ trọng xuất khẩu.

Phần lớn nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trên 50% như: máy quay phim và linh kiện tăng 95% (đạt 386 triệu USD); gạo tăng 67,6%, (đạt 11,8 triệu USD); sắt thép các loại tăng 56,4% (đạt 651,5 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 54,6% (đạt 8,03 tỷ USD).

Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản sang Mỹ cũng tăng trưởng tốt như: thủy sản tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước (đạt 1,47 tỷ USD); hạt tiêu tăng 27,3% (đạt 176,4 triệu USD); cà phê tăng 21,8% (đạt 176,4 triệu USD); rau quả tăng tăng 17,8% (đạt 158,2 triệu USD); thức ăn gia súc, nguyên liệu tăng 32,2% (đạt 89 triệu USD), chè tăng 28% (đạt 5,86 triệu USD).

Chiều ngược lại, nhóm hàng giảm mạnh nhất là cao su, giảm 14,3% (ở mức 33,2 triệu USD), hạt điều giảm 11% (ở mức 510,5 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 5,6% (ở mức 5,56 triệu USD);  sản phẩm hóa chất giảm 2,5% (ở mức 41,8 triệu USD)…

Nguồn: Hải Quan Online


Tin tức liên quan

Cập nhật tình hình hệ thống cảng biển của Trung Quốc
Cập nhật tình hình hệ thống cảng biển của Trung Quốc

Thứ tự xếp hạng 10 cảng hàng đầu của Trung Quốc được công bố như sau: Cảng Ningbo-Zhoushan số 1, Cảng Đường Sơn số 2, Cảng Thanh Đảo số 3, Cảng Thượng Hải số 4, Cảng số 5 Quảng Châu, Cảng số 6 Tô Châu, Cảng Rizhao số 7, Cảng Thiên Tân số 8, Cảng Yên Đài số 9, Cảng vịnh Beibu số 10.

Tham khảo công nghệ lưu trữ và truy xuất tự động để tối ưu hóa dịch vụ kho hàng tại Hoa Kỳ
Tham khảo công nghệ lưu trữ và truy xuất tự động để tối ưu hóa dịch vụ kho hàng tại Hoa Kỳ

Hiện đại hóa, tự động hóa và thông minh hóa quản lý kho hàng đang trở thành một xu hướng chủ đạo tại thị trường kho bãi của Hoa Kỳ. Điều này không chỉ xuất phát từ yêu cầu phân phối chính xác và kịp thời cho các công ty đang chứng kiến lượng đơn hàng tăng mạnh sau đại dịch COVID-19 mà còn nhằm đáp ứng các quy định ngày càng cao hơn về quản lý chất lượng hàng hóa của các cơ quan chức năng tại Hoa Kỳ.

Thị trường logistics dặm cuối của Hàn Quốc và những sáng tạo có thể tham khảo cho Việt Nam
Thị trường logistics dặm cuối của Hàn Quốc và những sáng tạo có thể tham khảo cho Việt Nam

Phân khúc logistics dặm cuối, đặc biệt tại các đô thị lớn của Hàn Quốc đang được thúc đẩy bởi các hoạt động thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng. Là một thị trường năng động và có tốc độ tăng cường ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, quá trình phát triển của thị trường logistics cho thương mại điện tử, đặc biệt ở phân khúc dặm cuối của Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo cho thị trường Việt Nam. 


Đã thêm vào giỏ hàng