Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/11, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%.

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/11/2022, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10/2022), Hoa Kỳ dẫn đầu với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông - Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%…

Ở chiều ngược lại (nhập khẩu), quy mô nhóm hàng này còn lên đến 73,3 tỷ USD, tăng 14,2%, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 9 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất (cập nhật hết tháng 10) là Trung Quốc với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%…

Như vậy, từ đầu năm đến 15/11/2022, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD, tiếp tục duy trì là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Lĩnh vực điện tử tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như: Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng...

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết đang tạo cơ hội cho nhiều hãng điện tử lớn mở rộng quy mô để tận dụng cơ hội về ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực... được giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao.

Bộ Công Thương đánh giá, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nguồn: Báo Công Thương


Tin tức liên quan

Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU
Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng TP. Hồ Chí Minh vẫn giảm
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng TP. Hồ Chí Minh vẫn giảm

Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong tháng 9 chưa hồi phục, vẫn giảm so với tháng trước đó do nhiều mặt hàng chủ lực giảm sâu.

Tăng phí qua kênh đào Suez thêm 5-15% từ tháng 1/2024
Tăng phí qua kênh đào Suez thêm 5-15% từ tháng 1/2024

Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập đã thông báo tăng phí vận chuyển qua kênh đào này thêm 5-15% bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2024.


Đã thêm vào giỏ hàng