Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Sau khi phát hiện các mẫu ớt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Hàn Quốc đã siết chặt kiểm soát ớt xuất khẩu sang thị trường này.

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, thương vụ đã thông báo cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam về vi phạm mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, đặc biệt là mặt hàng ớt đông lạnh.

Trước đó, tháng , Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành thu hồi sản phẩm ớt có xuất xứ Việt Nam đang được bán tại thị trường Hàn Quốc với lý do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật “PLS” vượt ngưỡng cho phép khi kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Khối lượng thu hồi là 24 tấn ớt đỏ đông lạnh sản xuất năm 2022 được đóng gói trong bao 20kg, 01kg và 500g do một công ty thương mại Hàn Quốc nhập khẩu từ một công ty Việt Nam.

Cục Bảo vệ thực vật đã gửi thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, các chi cục kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp đề nghị tiếp tục kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục.

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cảnh báo những vụ việc như trên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh nông sản của Việt Nam.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã kiểm tra với 7 loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là Diniconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole, Permethrin, Dimethoate, Isoprothiolein, Methominostrobin đối với ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thời gian đến 30/3/2024.

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản nói chung và đối với mặt hàng ớt đông lạnh nói riêng cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Hàn Quốc về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?
Làm gì để Việt Nam thành trung tâm logistics mới của khu vực?

Việt Nam có cơ hội thành một "hub logistics" mới của khu vực nhưng cần giải bài toán chính sách, hạ tầng, nhân lực để thành hiện thực.

Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu
Các giải pháp của IATA nhằm tăng cường quản lý rủi ro và khả năng phục hồi của ngành hàng không toàn cầu

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hiện đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu.

BIMCO công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử cho Vận chuyển hàng rời
BIMCO công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử cho Vận chuyển hàng rời

BIMCO-một tổ chức hàng hải quốc tế uy tín, một tổ chức thiết lập và ban hành các tiêu chuẩn và tài liệu về vận chuyển gần đây đã công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử (eBL) cho lĩnh vực vận chuyển hàng rời.


Đã thêm vào giỏ hàng