Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần

Brazil là đối tác thương mại hàng đầu vủa Việt Nam ở khu vực Nam Mỹ với kim ngạch thương mại song phương đạt hàng tỷ USD/năm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khâu của nước ta sang Brazil đạt hơn 1,68 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng khoảng 180 triệu USD).

Kết quả trên là rất đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều ảm đạm những tháng vừa qua.

Hết tháng 8 có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang quốc gia Nam Mỹ này đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên, tăng 2 nhóm so với cùng kỳ 2022.

Hai nhóm hàng mới đạt được kim ngạch “trăm triệu USD” là sắt thép đạt 166 triệu USD tăng 11 lần so với cùng kỳ 2022 (cùng kỳ chỉ đạt 13,8 triệu USD); giày dép đạt 110,5 triệu USD (cùng kỳ 2022 đạt 95,7 triệu USD).

Trong khi đó nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Brazil là điện thoại và linh kiện với 390 triệu USD.

Các nhóm hàng lớn còn lại là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Chiều ngược lại, nhập khẩu từ Brazil trong 8 tháng đầu năm đạt 2,78 tỷ USD, giảm 11,75% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 3,15 tỷ USD).

5 nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt kim ngạch từ 100 triệu USD, tính hết tháng 8. Lớn nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu với kim ngạch đạt hơn 560 triệu USD, nhưng giảm khoảng 107 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhóm hàng ở các vị trí tiếp theo là ngô, đậu tương, quặng và khoáng sản, bông các loại.

Với kết quả kể trên, 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 1,1 tỷ USD từ quốc gia Nam Mỹ này.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 33 có hiệu lực từ ngày 15/7 và thay thế các thông tư số: 38/2018/TT-BTC, 62/2019/TT-BTC, 47/2020/TT-BTC, 07/2021/TT-BTC.

Algeria cấm các doanh nghiệp tư nhân nước này nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại
Algeria cấm các doanh nghiệp tư nhân nước này nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại

Ngày 9/2/2023, Hiệp hội các ngân hàng và cơ sở tài chính Algeria (ABEF) đã có công văn gửi giám đốc các ngân hàng và cơ sở tài chính trực thuộc để truyền đạt thông báo của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu nước này, theo đó từ nay Cục Liên ngành ngũ cốc Algeria (OAIC) sẽ độc quyền nhập khẩu gạo và hạt đậu các loại, đồng thời cấm các doanh nghiệp tại Algeria được nhập khẩu các sản phẩm trên dù với mục đích bán lại hay sử dụng.

Indonesia là thị trường dẫn đầu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Indonesia là thị trường dẫn đầu nhập khẩu ô tô nguyên chiếc

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là Indonesia: 9.314 chiếc; Thái Lan: 7.102 chiếc; Trung Quốc: 1.347 chiếc.


Đã thêm vào giỏ hàng