Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 258 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 258 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 41,44 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.

Trong kỳ 2 tháng 7 (16-31/7) kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 12,16 tỷ USD, tăng 21,4% tương ứng tăng 2,15 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng.

Tính chung 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch xuất khẩu 142,78 tỷ USD, giảm 10,4% (tương ứng giảm 16,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 2 tháng 7 đạt 8,62 tỷ USD, giảm 9,9% (tương ứng giảm 775 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 7/2023.

Hết tháng 7, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 115,28 tỷ USD, giảm 17,8% (tương ứng giảm 24,94 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Như đề cập ở trên, doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu nên sự suy giảm của các doanh nghiệp này ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch chung của cả nước.

Đáng chú ý, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đều có sự góp mặt của doanh nghiệp FDI, trong đó nhiều nhóm chủ lực như máy vi tính, điện thoại, tỷ trọng kim ngạch của doanh nghiệp nước ngoài lên đến hơn 98%, 99%...

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Đà Nẵng: Năm 2030, dịch vụ logistics sẽ góp 15% vào tăng trưởng GRDP
Đà Nẵng: Năm 2030, dịch vụ logistics sẽ góp 15% vào tăng trưởng GRDP

Đề án Phát triển dịch vụ logistics của Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu từ 2030 đến năm 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP sẽ đạt 15%.

Hết tháng 9 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD
Hết tháng 9 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD

Hết tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 500 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư gần 22 tỷ USD.

Chính phủ Ấn Độ ráo riết kết nối đường sắt và đường biển: Trông người lại ngẫm đến ta
Chính phủ Ấn Độ ráo riết kết nối đường sắt và đường biển: Trông người lại ngẫm đến ta

Chính phủ Ấn Độ đã và đang rất coi trọng việc mở rộng phạm vi phủ sóng vận tải đường sắt trên toàn quốc cũng như kết nối tất cả các cảng biển và nhà ga để nâng cao hiệu quả logistics đa phương thức, giảm chí phí và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


Đã thêm vào giỏ hàng