Xuất nhập khẩu với châu Á đạt 157,5 tỳ USD

Châu Á là khu vực đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Theo thông tin về tình hình xuất nhập khẩu tháng 4 và 4 tháng đầu năm do Tổng cục Hải quan đưa ra chiều nay (17/5), xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 4 đạt 65,78 tỷ USD, giảm 2,4% tương ứng giảm 1,59 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu là 33,32 tỷ USD, giảm 4% (tương ứng giảm 1,39 tỷ USD) và nhập khẩu là 32,47 tỷ USD, giảm 0,6% (tương ứng giảm 195 triệu USD).

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 242,43 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 33,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5% (tương ứng tăng 17,3 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 15,9 tỷ USD).

Trong tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 849 triệu USD, tính trong 4 thán, cả nước xuất siêu 2,53 tỷ USD.

Về các thị trường (tính theo châu lục), 4 tháng qua trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt xấp xỉ 157,5 tỷ USD (đạt 157,49 tỷ USD), tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

3 đối tác thương mại lớn ở châu Á là Trung Quốc (xuất khẩu 17,92 tỷ USD, nhập khẩu 38,08 tỷ USD); Hàn Quốc (xuất khẩu 8,32 tỷ USD, nhập khẩu 22,36 tỷ USD); Nhật Bản (xuất khẩu 7,39 tỷ USD, nhập khẩu 7,92 tỷ USD).

Đáng chú ý, trong quan hệ thương mại với 3 đối tác thương mại lớn nhất ở châu Á, Việt Nam đều chịu thâm hụt, trong đó nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc với con số lên đến hơn 20 tỷ USD.

Ở 4 châu lục còn lại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Mỹ đạt 50,71 tỷ USD, tăng 17%; châu Âu đạt 26,15 tỷ USD, tăng 11,5%; châu Đại Dương đạt 5,44 tỷ USD, tăng 30%; châu Phi đạt 2,64 tỷ USD, tăng 7,9%.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Cơ cấu tiêu dùng thay đổi ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận, FedEx điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Cơ cấu tiêu dùng thay đổi ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận, FedEx điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ theo hướng chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa, giao nhận, chuyển phát sụt giảm. Đó là chưa kể đến tâm lý “tiết kiệm” hơn khi lạm phát gia tăng.

Các cảng biển Việt Nam trong kế hoạch các tuyến mới nối châu Á- Bắc Mỹ của Maersk và MSC năm 2022
Các cảng biển Việt Nam trong kế hoạch các tuyến mới nối châu Á- Bắc Mỹ của Maersk và MSC năm 2022

Maersk và MSC có kế hoạch khai trương tuyến mới nối giữa Châu Á và Bờ Đông nước Mỹ vào năm 2022 với tên gọi Palmetto của MSC và TP23 của Maersk, nhằm nâng cao độ tin cậy của lịch trình.

Anh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất khẩu được lợi gì?
Anh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất khẩu được lợi gì?

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, trong khuôn khổ Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.


Đã thêm vào giỏ hàng