Xuất nhập khẩu với châu Á đạt 242 tỷ USD

Châu Á là châu lục có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng lên đến 64,6%.

Theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường thuộc châu Á đạt xấp xỉ 242 tỷ USD (đạt 241,84 tỷ USD), chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 64,6% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, kết quả trên giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ở châu Á, 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cả ở châu Á và trên toàn thế giới. 7 tháng đầu năm, riêng thị trường Trung Quốc chiếm gần 36,9% tổng kim ngạch giữa Việt Nam với châu Á, trong khi tỷ trọng này với toàn bộ các đối tác trên thế giới là 23,8%.

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Á (và thứ 3 trên toàn thế giới) với tỷ trọng 17,2% trong tổng kim ngạch với các thị trường trong châu lục và trên 11,1% với toàn bộ các đối tác trên thế giới.

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam ở châu Á (và thứ tư trên toàn thế giới) với các chỉ số lần lượt là 10,32% và 6,66%.

Với các châu lục khác, thương mại Việt Nam với châu Mỹ đạt 76,47 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,4% trong tổng kim ngạch cả nước, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp theo là châu Âu với 42,06 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,2%, giảm 7,4%; châu Đại Dương với 8,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,4%, giảm 15,2%; châu Phi với 5,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,3%, tăng 4,8%.

Như vậy, trong 5 châu lục, ngoài châu Phi, 4 khu vực có quan hệ thương mại lớn nhất của Việt Nam đều có kim ngạch giảm sâu so với cùng kỳ 2022.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tin tức liên quan

Những xu hướng mới trên thị trường logistics năm 2022
Những xu hướng mới trên thị trường logistics năm 2022

Sau một năm 2021 đầy sóng gió trong năm 2022, chuỗi cung ứng và ngành logistics vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có thêm động lực để đổi mới.

EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam
EU ngừng kiếm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp đối với nhóm hàng bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam

Ngày 13/6/2022 EU đã đăng công báo Quy định  (EU) 2022/913  ngày 30 tháng 5 năm  2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022

3 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ đô”
3 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ đô”

3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải các loại.


Đã thêm vào giỏ hàng