Thuê tàu chuyến là gì?

Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.

*** Đặc điểm thuê tàu chuyến

1. Ðối tượng chuyên chở của tàu chuyến: Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hoá chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu.

2. Tàu vận chuyển: Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.

3. Ðiều kiện chuyên chở: Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hoá lên xuống .... được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê và người cho thuê thoả thuận.

4. Cước phí: Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thoả thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không tuỳ quy định. Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ

5. Thị trường tàu chuyến: Thị trường tàu chuyến thường được người ta chia ra làm các thị trường khu vực căn cứ vào phạm vi hoạt động của tàu.

*** Phương thức thuê tàu chuyến

Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P. Hợp đồng thuê tàu do hai bên thoả thuận ký kết.

Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến:

Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.

Người thuê tàu cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: Tên hàng, Bao bì đóng gói, Số lượng hàng, Hành trình của hàng .... để người môi giới có cơ sở tìm tàu.

Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu
Người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá.

Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu
Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ....

Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu và chuẩn bị ký kết hợp đồng thuê tàu.

Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những điều khoản chung chung.

Bước 6: Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện

Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party).

*** Ưu điểm và nhược điểm thuê tàu chuyến

Ưu điểm:

  • Tính linh hoạt cao: Có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay đổi cảng xếp dỡ dễ dàng.
  • Giá cước thuê tàu rẻ hơn so với tàu chợ.
  • Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không bắt buộc phải chấp nhận như trong phương thức thuê tàu chợ.
  • Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ, ít ghé các cảng dọc đường.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật thuê tàu, ký kết hợp đồng khá phức tạp vì đòi hỏi thời gian đàm phán.
  • Giá cước biến động thường xuyên và rất cao, đòi hỏi người thuê phải nắm vững thị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc không thuê được.
  • Trong thực tế, người ta thường thuê tàu chuyến để chở hàng rời, có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc… hoặc hàng có đủ số lượng cho trọng tải.

*** Các loại hình thuê tàu chuyến

Thuê từng chuyến một
Hai bên ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến căn cứ vào từng chuyến vận chuyển hàng hoá riêng biệt và với mỗi chuyến sẽ có hợp đồng riêng.

Thông thường loại hình này chỉ áp dụng khi người thuê tàu chuyến ít khi cần vận chuyển hàng hoá hoặc là thường ký kết với nhiều chủ tàu khác nhau tuỳ vào lý do thực hiện của người thuê tàu. các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản.

Thuê khứ hồi
Có thể hiểu nôm na là hai bên ký kết cả lượt đi và lượt về.

Người thuê  dùng tàu chuyến vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích sau đó tiếp tục vận chuyển hàng hóa từ cảng đích trở về cảng bốc hàng ban đầu.

Hình thức này thường sẽ áp dụng thường xuyên đối với trường hợp trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc người mua vừa xuất hàng hoá nước này vừa cần nhập hàng hoá ở nước khác gần tuyến đường vận chuyển hoặc bên vận chuyển có cở sở vận chuyển ở bên nước đối tác.

Thuê nhiều chuyến liên tục
Hình thức này người thuê cần vận chuyển nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu và nhiều chuyến liên tục tùy theo hợp đồng thỏa thuận trên số chuyến hay trên một khoảng thời gian.

Thuê bao
Hình thức này người thuê tàu bao luôn cả cả tàu dùng để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Việc ký kết hợp đồng thuê bao thường vận dụng khi chủ hàng cần vận chuyển nhiều hàng hoá hoặc không muốn người thuê khác cùng vận chuyển trên chuyến tàu đó tránh thất lạc hàng hoá hoặc do tính chất hàng hoá không thể để cùng hàng hoá khác như mùi hàng, chế độ bảo quản đặc biệt,…

Nguồn: Tổng hợp internet


Tin tức liên quan


Đã thêm vào giỏ hàng