Áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ tháng 8 năm 2022

Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định VKFTA sẽ được áp dụng từ 01/8/2022.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Kỳ họp lần 5 của Ủy ban Hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) vào cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA).

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, Phụ lục 3-A sửa đổi nêu trên có một số nội dung mới, trong đó chuyển đổi kỹ thuật danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) thuộc 97 chương ở cấp độ HS 6 số từ phiên bản HS 2012 sang phiên bản HS 2017.

Sửa đổi tiêu chí xuất xứ hàng hóa tương ứng đối với một số mặt hàng dệt may thuộc các nhóm 61.01 - 61.17, 62.01 - 62.12 và 62.15 - 62.17.

Công hàm trao đổi kèm danh mục PSR tại Phụ lục 3-A sửa đổi nêu trên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 sau khi Việt Nam và Hàn Quốc hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết trong nước và thông báo lẫn nhau qua kênh ngoại giao.

Thực hiện cam kết quốc tế và điều chỉnh quy trình cấp C/O mẫu VK theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 09/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VKFTA.

Thông tư số 09/2022/TT-BCT gồm 2 điều và 1 Phụ lục; trong đó, nội dung Phụ lục thay thế toàn bộ Phụ lục II (Quy tắc cụ thể mặt hàng), có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2022.

Được ký kết ngày 5/5/2015 và có hiệu lực chính thức từ ngày 20/12/2015, VKFTA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế. Đặc biệt, sau gần 7 năm thực thi VKFTA, thương mại và đầu tư giữa 2 nước đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ.

Thống kê cho thấy, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9%, nhập khẩu  từ Hàn Quốc đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chiếm 16,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập siêu từ Hàn Quốc năm 2021 có giá trị 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.

Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất. Năm 2021, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi 50,82% với kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O ưu đãi đạt 11,15 tỷ USD.

Nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA ttheo VKFTA tốt nhất gồm: thủy sản (94,78%), cà phê (97,09%), hạt tiêu (96,02%), rau quả (89,67%); gỗ và sản phẩm gỗ (80,6%); hàng dệt may và giày dép (gần 100%).

Đáng lưu ý, việc sử dụng ưu đãi từ các Hiệp định AKFTA và VKFTA đạt cao là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc;  quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất xuất khẩu có thể dễ dàng đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK .

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu


Tin tức liên quan

Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU
Tác động của thỏa thuận xanh châu Âu đến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) có thể ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào EU theo nhiều cách. Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn bền vững cao hơn trong các quy trình sản xuất và công nghiệp chính, EGD sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm mà họ xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có nghĩa là tăng chi phí trong ngắn hạn và tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu bền vững trong dài hạn.

Hơn 28 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11
Hơn 28 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (từ ngày 1-15/11) đạt 28,4 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 1,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022.

Quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm
Quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm

Ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6 tháng 6 năm 2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.


Đã thêm vào giỏ hàng