Chuyển đổi từ JIT sang JIC: Dịch vụ kho bãi sẽ lên ngôi ở các thị trường đích?

Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và theo sau là hàng loạt hệ lụy từ cả phía cung và phía cầu khiến nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển từ mô hình “Đúng thời điểm” (JIT-Just in Time) vốn được sử dụng để tối ưu hóa nguồn lực và chi phí sang mô hình “chiến lược phòng bị” (JIC-Just in case) để tăng tính chủ động. 

Chiến lược phòng bị tiếng Anh là “Just in case”, viết tắt là JIC. Chiến lược phòng bị (JIC) là một chiến lược lưu trữ hàng tồn kho, trong đó các công ty giữ một khối lượng lớn hàng tồn kho trong tay. Loại chiến lược quản lí hàng tồn kho này nhằm mục đích giảm thiểu khả năng sản phẩm bị bán hết hàng mà không kịp thời được bổ sung do quá trình vận chuyển bị gián đoạn.

Nhiều công ty đã phải chuyển đổi từ mô hình chuỗi cung ứng JIT sang JIC khi phải tìm cách ứng phó với sự gián đoạn vì dịch bệnh và sau đó là cuộc khủng hoảng container và giá nhiên liệu gần đây.

Điều này đã được thể hiện khá rõ ràng qua ý kiến của nhiều doanh nghiệp logistics và các chuyên gai tại hội nghị và triển lãm đa phương thức vừa tổ chức ở Vương quốc Anh trong tháng 6/2022. Các số liệu cho thấy thời gian qua thị trường đã chứng kiến các công ty thay đổi mô hình JIT sang mô hình JIC, tức là lựa chọn những giao dịch có thể đáp ứng bằng phương thức logistics phù hợp nhất, trong đó có việc chuyển sang dự trữ hàng tại các kho đệm (các kho hàng địa phương) và đảm bảo hàng hóa sẽ được đưa ra thị trường.

Theo Samantha Brocklehurst, giám đốc chăm sóc khách hàng của Maersk tại Vương quốc Anh và Ireland, gián đoạn dịch vụ logistics và nguồn cung hàng hóa đã gây khó khăn cho cả các nhà phân phối, người tiêu dùng và người sản xuất. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đã chứng kiến sự xoay chuyển từ JIT sang JIC và khó có thể quay trở lại mô hình JIT trong điều kiện thị trường hiện nay; nhưng Samantha Brocklehurst  cho rằng có một khoảng "giao thời" trước khi xu hướng “chủ đạo” được định hình. Có thể sẽ là sự chuyển đổi hoàn toàn, cũng có thể là sự kết hợp tùy hoàn cảnh. Các doanh nghiệp sẽ luôn hướng đến tối đa hóa lợi nhuận và do đó quản trị chi phí là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh chóng lại đang trở thành tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh và lợi thế thị trường, do đó một số doanh nghiệp sẽ buộc phải đánh đổi giữa chi phí và doanh thu và mục tiêu cuối là vẫn đạt được lợi nhuận. Ở góc độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn của khách hàng, nhu cầu được đáp ứng nhanh nhất có thể là tiêu chí quan trọng. Thiếu hụt sữa công thức tại Hoa Kỳ hay một số loại thực phẩm như dầu ăn vừa qua tại EU đã vấp phải sự phản đối của đông đảo cộng đồng người tiêu dùng, buộc cả các Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng, nhà phân phối bán lẻ phải có cách tiếp cận mới về khả năng cung ứng hàng hóa theo nhu cầu thị trường.

Một xu hướng khác mà nhiều người cho rằng có thể tác động đến chuỗi cung ứng là tái cấu trúc khi các công ty di chuyển sản xuất đến gần thị trường cuối cùng hơn để giảm thiểu khả năng bị gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh chi phí sản xuất, vận hành ở các thị trường tiêu dùng cuối cùng gia tăng như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đa dạng nguồn cung ứng hơn là dịch chuyển về thị trường đích. Theo đó, sản xuất được phân bố ở một số quốc gia thay vì chỉ tập trung ở 1-2 thị trường nhất định, đặc biệt là ở châu Á, để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp gián đoạn cục bộ. Đồng thời, để khắc phục rủi ro thời gian kéo dài vì vận chuyển, mô hình JIC sẽ được sử dụng để đảm bảo luôn có nguồn hàng dự trữ ở các kho hàng tại thị trường đích. Xu hướng này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong thị trường kho bãi tại các thị trường này, gồm cả EU và Bắc Mỹ-những nhà nhập khẩu lớn hàng hóa từ châu Á. Với quỹ đất có hạn và giá nhân công ngày càng tăng, tự động hóa trên các kho hàng được bố trí để tận dụng chiều cao tối ưu của kho là chìa khóa cho “chiến lược phòng bị” này.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu, số tháng 6/2022)


Tin tức liên quan

Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa
Thái Lan có kế hoạch tăng cường kết nối với các nước láng giềng bằng mạng lưới cảng container nội địa

Tổng cục quản lý Cảng Thái Lan (PAT) có kế hoạch phát triển các cảng container nội địa để phục vụ cho việc kết nối vận tải  với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Rốt ráo triển khai loạt đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển
Rốt ráo triển khai loạt đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển

Cục Hàng hải VN đang triển khai xây dựng 3 đề án lập quy hoạch cảng cạn, nhóm cảng biển, vùng đất, vùng nước...

Giá cước vận chuyển container theo hợp đồng dài hạn vào Úc và New Zealand tăng kỷ lục trong tháng 7/2022
Giá cước vận chuyển container theo hợp đồng dài hạn vào Úc và New Zealand tăng kỷ lục trong tháng 7/2022

Giá cước vận chuyển theo hợp đồng dài hạn đã được kí kết cho hàng nhập khẩu của Úc và New Zealand đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 7/2022


Đã thêm vào giỏ hàng