HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ LOGISTICS GIỮA TRUNG QUỐC - ASEAN
Hiệp định RCEP, thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới cho đến nay, có hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm 2022. Kể từ đó, nó đã mang lại lợi ích hữu hình cho hợp tác kinh tế nói chung và logistics nói riêng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Kể từ khi hiệp định RCEP có hiệu lực, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN càng được đẩy mạnh, với xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng. Điều này cũng tạo ra nhu cầu rất lớn đối với dịch vụ logistics phục vụ thương mại hàng hóa tại khu vực thị trường rộng lớn này.
Thương mại điện tử và logistics xuyên biên giới giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc.
Quảng Tây-tỉnh giáp với biên giới phía Bắc Việt Nam là một trung tâm quan trọng cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và ASEAN, thu hút hơn 100 doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới, bao gồm trung tâm đổi mới xuyên biên giới đầu tiên của nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á Lazada và trung tâm logistics thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN của Shopee.
Theo Sở Thương mại khu tự trị Choang Quảng Tây, Quảng Tây đã hình thành các tuyến logistics thương mại điện tử xuyên biên giới đến ASEAN, và mở 10 tuyến đường hàng không thương mại điện tử xuyên biên giới đến Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến vận chuyển hàng hóa tốc độ cao đối diện với ASEAN. Đồng thời, mạng lưới giao thông hàng hải và các tuyến hậu cần đường sắt, đường cao tốc xuyên biên giới kết nối ASEAN ngày càng được củng cố.
Trong khuôn khổ RCEP, nhiều chính sách thuận lợi như cắt giảm thuế quan và nguyên tắc tích lũy xuất xứ được thực hiện đã từng bước làm nổi bật lợi thế so sánh về tăng trưởng xuất khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 2,95 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc và ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Một số lợi ích RCEP mang lại trong quan hệ thương mại và logistics giữa ASEAN và Trung Quốc:
- Hành lang thương mại quốc tế trên biển và đất liền và hợp tác thắt chặt trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kỹ thuật số và biển giữa Trung Quốc và các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục mở ra tiềm năng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Được đưa vào hoạt động vào năm 2019, đến nay, hành lang kết nối 14 khu vực cấp tỉnh ở Trung Quốc với hơn 310 cảng tại 107 quốc gia và khu vực trên thế giới. Hành lang này đặc biệt thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN theo hiệp định RCEP
Hưởng lợi từ tuyến đường này, hàng hóa có thể được vận chuyển qua nhiều phương thức khác nhau bao gồm đường sắt, đường cao tốc và đường thủy đến Vịnh Beibu ở khu tự trị Choang Quảng Tây trước khi được vận chuyển đến các khu vực khác trên thế giới theo các tuyến đường biển. Hành lang cung cấp một giải pháp thay thế nhanh hơn cho các tỉnh phía tây Trung Quốc và các khu tự trị ngoài việc vận chuyển hàng hóa qua bờ biển phía đông.
Được biết Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng các trung tâm vận tải liên phương thức trên bộ - đường biển và các kênh xuyên biên giới trên bộ với tất cả các bên trong khu vực hợp tác kinh tế Vịnh Pan-Beibu (Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation zone), đồng thời hỗ trợ Quảng Tây xây dựng kênh Pinglu vào cuối năm nay.
Trải dài 140 km và cần khoản đầu tư ước tính 68 tỷ nhân dân tệ (10,7 tỷ USD), con kênh này sẽ nối sông Xijiang, một tuyến đường thủy chính ở tây nam Trung Quốc, với các cảng ở Vịnh Beibu (Vịnh Bắc Bộ).
Sau khi dự án hoàn thành, Quảng Tây sẽ có một điểm tiếp cận biển mới. Các tàu ở trung và thượng lưu sông Tây Giang có thể đi ra biển từ Vịnh Beibu (Bắc Bộ) qua kênh đào, khoảng cách ngắn hơn 560 km so với cảng Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông.
- Hợp tác Vịnh Pan-Beibu đã tăng cường quan hệ thương mại Trung Quốc-Thái Lan, và với việc thực hiện hiệp định RCEP, việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN và các đối tác thương mại sẽ có lợi hơn.
Với những nỗ lực phối hợp của Trung Quốc và ASEAN, hợp tác kinh tế đã được mở rộng từ thương mại hàng hóa và đầu tư hai chiều sang các lĩnh vực bao gồm biển, kỹ thuật số và kinh tế xanh.
- Ghi nhận những thành tựu xây dựng cảng của Trung Quốc, Bộ trưởng Giao thông Malaysia cho biết Malaysia cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khu vực Vịnh Pan-Beibu trong những năm tới và nắm bắt nhiều cơ hội hơn nữa do RCEP mang lại.
Ngày 17/5/2022, một tàu chở hàng chở quặng mangan của Malaysia đã cập cảng Vịnh Bắc Bộ ở khu tự trị Choang Quảng Tây, Nam Trung Quốc.
Quặng được đưa đến xưởng luyện của South Mangan Group Ltd, công ty có chuỗi công nghiệp mangan dài nhất thế giới. Ở đó, nó được sản xuất thành mangan điôxít điện phân trước khi bán trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản làm nguyên liệu cho pin năng lượng mới.
Các ví dụ về công nghiệp và thương mại xuyên biên giới này cho thấy sức mạnh của hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được thiết lập gần đây vaf lợi ích kinh tế cho Trung Quốc và các đối tác khu vực.
RCEP đã giúp giảm thuế đối với quặng mangan từ Malaysia từ 3% xuống còn 2,4%, giúp chuỗi công nghiệp kết nối Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN chiếm 47,2% hoặc gần một nửa tổng thương mại nước ngoài của Trung Quốc với các đối tác RCEP. Với hiệp định RCEP, ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Kể từ khi RCEP có hiệu lực, hiệp định này đã mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, dựa trên việc giảm chi phí nhập khẩu và tăng cơ hội xuất khẩu nhờ các ưu đãi thuế quan. Theo thỏa thuận, hơn 90% hàng hóa giao dịch trong khu vực cuối cùng sẽ được miễn thuế, điều này sẽ thúc đẩy đáng kể thương mại và logistics xuyên biên giới giữa ASEAN và Trung Quốc.
VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc, số tháng 7/2022)