Philippines dự kiến tăng giá lưu bãi container nước ngoài để giảm ách tắc

Cơ quan quản lý cảng Philippine (PPA) đang đề xuất tăng phí lưu kho bãi đối với hàng container nước ngoài vượt quá thời gian lưu bãi miễn phí thêm 32% và đưa ra mức phụ phí 150% đối với container lạnh vượt quá thời gian lưu bãi miễn phí. Việc tăng phí được giải thích là nhằm thúc đẩy các chủ hàng nhanh chóng đưa container khỏi cảng và nhờ đó giảm bớt tắc nghẽn tại các bến cảng nước này.

Trong cuộc tham vấn cộng đồng về đề xuất tăng phí vào ngày 18 tháng 10 năm 2023, Bộ phận Dịch vụ Thương mại của PPA cho biết giá lưu kho đối với hàng hóa container nước ngoài, bao gồm hàng nhập khẩu, xuất khẩu và trung chuyển, không thay đổi kể từ năm 2014.

Mức tăng trước đó vào năm 2014 cũng không ngăn cản được việc tồn ứ các container nước ngoài vượt quá thời gian lưu kho miễn phí (FSP) tại các cảng PPA. Do đó, PPA hy vọng khi phí lưu bãi tăng lên sẽ giúp đẩy nhanh việc giải phóng container nhập khẩu, tối ưu hóa việc sử dụng không gian sân bãi.

Khoản phụ phí 150% áp dụng cho phí lưu kho lạnh sẽ buộc các nhà nhập khẩu đưa các container đã thông quan ra khỏi cảng càng nhanh càng tốt, đảm bảo không gian lưu trữ thiết yếu bên trong cảng và ngăn chặn thói quen các chủ hàng sử dụng cảng để lưu kho thay vì đưa về kho hàng tư nhân và tự trả chi phí.

Tình trạng tắc nghẽn ở khu vực các container lạnh, nơi một số container thậm chí đã lưu lại từ 6 đến 7 tháng tại các bến cảng - đã dẫn đến việc phải chuyển đổi các kho hàng thông thường thành kho chứa container lạnh tạm thời. Chính việc phí lưu kho tại các cảng PPA rẻ hơn so với kho tư nhân đã dẫn đến tình trạng cố tình lưu container tại các cơ sở PPA.

Theo PPA, việc tăng phí lưu kho không nhằm mục đích tạo nguồn doanh thu cho cơ quan quản lý, bởi các chủ hàng có thể dễ dàng tránh phí bằng cách rút ngay các container ra khỏi bãi sau thời gian được lưu miễn phí.

Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2014 đến năm 2022, các cảng PPA quản lý tổng cộng 13,98 triệu container nước ngoài, trong đó 52% đã vượt thời hạn lưu kho miễn phí (FSP). Trong đó, 50,27% là hàng nhập khẩu, 49,71% là hàng xuất khẩu, còn lại là hàng trung chuyển. Trong số các container vượt quá FSP, 92,07% là container khô và 580.091 container lạnh. Đáng chú ý, 66% container nước ngoài vượt quá FSP là tại Cảng container quốc tế Manila, trong đó Cảng South Manila chiếm 30% và 4% còn lại rải rác giữa các cảng quốc tế PPA khác.

Sau đây là các khoản phí hàng ngày được đề xuất cho các container 20’ nhập khẩu vượt quá thời hạn lưu bãi miễn phí:

Thời gian vượt quá thời hạn lưu miễn phí Mức phí hiện tại (Peso) Mức phí đề xuất tăng (Peso)
Ngày 6-10 481,3 635,32
Ngày 11-15   698,85
Ngày 16-20   762,38
Ngày 21-25   825,91
Ngày 26-30   889,44
Từ 30 ngày trở đi 721,95 952,97

 
Đối với xuất khẩu, mức phí hàng ngày cho container 20’ sau FSP bốn ngày sẽ là:

Thời gian vượt quá thời hạn lưu miễn phí Mức phí hiện tại (Peso/ngày) Mức phí đề xuất tăng (Peso/ngày)
Ngày 5-6 60,15 79,40
Ngày 6-11   158,8
Ngày 12-16   174,68
Ngày 17-21   190,56
Ngày 22-26   206,43
Ngày 27-30   222.31
Từ ngày thứ 31 180,45 238,19

 
Đối với việc chuyển tải, sau 15 ngày đầu tiên được lưu miễn phí, mức phí được đề xuất sau đó cho các container 20’ là:

Thời gian vượt quá thời hạn lưu miễn phí Mức phí hiện tại (USD/ngày) Mức phí đề xuất tăng (USD/ngày)
Ngày 16-20 10,94 14,44
Ngày 21-25   15,88
Ngày 26-30   17,33
Ngày 31-35   18,77
Ngày 36-40   20,22
Từ ngày thứ 42 16,41 21,66

 

Đề xuất này cũng bao gồm mức giá mới cho container 35’, 40’ và 45’.

Tính toán của đề xuất này dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2013-2022, phản ánh giá bán lẻ trung bình đối với hàng hóa và dịch vụ được mua phổ biến ở một khu vực cụ thể.

Giá lưu bãi đề xuất sửa đổi sẽ được thực hiện trên tất cả các cảng của do PPA quản lý. PPA cho đến nay chưa có kế hoạch sửa đổi phí lưu kho đối với hàng hóa không đóng trong container.

Nguồn: Trung tâm Thông tin (VITIC), trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN


Tin tức liên quan

Giai đoạn 2021 – 2030: Chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu
Giai đoạn 2021 – 2030: Chuyển dịch xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu

Bên cạnh việc duy trì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở mức bình quân 6-7%/năm, giai đoạn 2021-2030, mục tiêu của hoat động xuất khẩu hàng hóa là chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu; đa dạng hóa thị trường, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Thỏa thuận xanh châu Âu có ý nghĩa gì khi xuất khẩu sang EU?
Thỏa thuận xanh châu Âu có ý nghĩa gì khi xuất khẩu sang EU?

Thỏa thuận xanh châu Âu là một kế hoạch toàn diện để đạt được sự trung lập về khí hậu. Đó cũng là một chiến lược để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, sẽ có những yêu cầu mới về tính bền vững đòi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất của họ. Chiến lược này cũng sẽ cung cấp những khả năng mới cho hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài EU.

Lùi thời gian áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam mới đến 29/12/2022
Lùi thời gian áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam mới đến 29/12/2022

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 72/2022/TT-BTC ngưng hiệu lực của Thông tư số 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Danh mục 2022). Theo đó, Bộ Tài chính quyết định ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022 đến hết ngày 29/12/2022 đối với Thông tư 31/2022/TT-BTC.


Đã thêm vào giỏ hàng