Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã tìm lại đà tăng trưởng báo hiệu những sự hồi phục mới đáng khích lệ cho quý II/2023.

Những số liệu mới nhất liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy không chỉ có những khởi sắc ở lĩnh vực trọng yếu mang tính động lực này của nền kinh tế mà còn cho thấy những tín hiệu xoay chiều theo hướng tích cực trong các tháng tới đây.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD.

Đặc biệt nền kinh tế đã có mức xuất siêu lớn với con số 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,56 tỷ USD.

Hoạt động xúc tiến thương mại được Bộ Công Thương cùng các bộ ngành và địa thúc đẩy mạnh mẽ nên dù thương mại toàn cầu tăng chậm lại, xuất nhập khẩu trong nước đã tăng trở lại cho dẫu mức độ còn có những khiêm tốn nhất định.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đã trở lại bình thường, tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới công ăn việc làm, an sinh xã hội và thu ngân sách. Do đó, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được động lực sản xuất, xuất khẩu là một trong những trọng tâm được Bộ Công Thương tập trung thực hiện để bảo đảm tăng trưởng của cả nền kinh tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang có những động thái giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những hiệp định thương mại tự do đã ký kết cũng như đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới. Mới nhất là việc khởi động đàm phán với FTA với UAE sẽ chính thức được triển khai trong tuần tới.

Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ hơn, thậm chí triển khai cần triển khai chính sách “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm “ngoại giao vaccine” từng rất kịp thời và thành công nhằm hướng tới việc tháo gỡ mạnh mẽ và hiệu quả những ách tắc đầu ra xuất khẩu.

Về dài hạn, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn được nhìn nhận tích cực. Báo cáo nghiên cứu “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao” của ngân hàng Standard Chartered vừa nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

“Nhu cầu ngày một gia tăng của thế giới đối với các sản phẩm điện tử, hoạt động đầu tư và các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”, báo cáo của Standard Chartered viết.

Nguồn: Báo Công Thương


Tin tức liên quan

Nhập siêu 4 tỷ USD từ Thái Lan
Nhập siêu 4 tỷ USD từ Thái Lan

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Đông Nam Á và nước ta cũng nhập siêu lớn từ quốc gia này.

Lượng hàng hóa qua các cảng biển của Nga năm 2023 tăng so với năm 2022
Lượng hàng hóa qua các cảng biển của Nga năm 2023 tăng so với năm 2022

Lượng hàng hóa qua các cảng biển của Nga năm 2023 tăng 5% so với năm trước, đạt 883,8 triệu tấn. Trong đó:

+ Khối lượng hàng rời khô tăng 10,4% vào năm 2023 lên 446,9 triệu tấn, với đóng góp chủ yếu từ các phân khúc ngũ cốc, phân bón hóa học và khoáng sản, kim loại phế liệu, hàng phà và container và hàng Ro-Ro.

+ Trong khi đó khối lượng ở phân khúc hàng rời hầu như không thay đổi so với năm 2022, đạt 436,9 triệu tấn.

Phụ phí vận tải biển tiếp tục được nhiều hãng tàu điều chỉnh giảm
Phụ phí vận tải biển tiếp tục được nhiều hãng tàu điều chỉnh giảm

Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục cho thấy những khó khăn trong sản xuất và thương mại trong tháng cuối năm 2022 và bên thềm năm mới 2023. Lạm phát khiến Chính phủ các nước thắt chặt tiền tệ, sản xuất và đầu tư chững lại, đơn đặt hàng từ các thị trường châu Âu, châu Mỹ giảm trong bối cảnh sức mua yếu, tồn kho cao, kéo theo suy giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến các thị trường tiêu thụ lớn này.


Đã thêm vào giỏ hàng