Công nghệ tái chế và vật liệu mới và vấn đề bao bì khi xuất khẩu sang EU

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 

Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), mức thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu dành cho nhựa và các sản phẩm nhựa (chương 39) của Việt Nam giảm về 0% kể từ ngày 1/8/2020. Do vậy, ngành nhựa và các sản phẩm từ nhựa được đánh giá là có tiềm năng khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU nói chung và Bắc Âu nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được EU đặc biệt quan tâm như EU đã cam kết 50% vật liệu nhựa đóng gói phải được tái chế và tái sử dụng đến năm 2025; Chính phủ các nước thành viên phải đạt mục tiêu tái chế bao bì nhựa đóng gói (không bao gồm chai nhựa PET) 30% vào năm 2020 và 50% từ năm 2021; 50% tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa đến năm 2040. Theo Chính phủ Thụy Điển, tất cả các cửa hàng bán lẻ thực phẩm phải tái chế bao bì đóng gói vào năm 2022 và tất cả nhựa và bao bì đóng gói nhựa từ các cửa hàng tạp hóa/siêu thị phải sử dụng vật liệu không hóa thạch hoặc có thể tái chế…

Điều này không chỉ tác động đến ngành nhựa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đóng gói bao bì và logistics chiều về (logistics ngược), do nhiều sản phẩm sau khi sử dụng sẽ phải thu gom lại bao bì đóng gói để phục vụ tái chế. 

Dù nỗ lực hạn chế sử dụng các vật dụng bằng nhựa diễn ra mạnh mẽ, nhưng suốt 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, những lo ngại về nguy cơ lây nhiễm virus từ các sản phẩm tái sử dụng đã khiến lượng sử dụng rác thải nhựa, bao bì nilông tăng lên đáng kể. Việc quay trở lại sử dụng nhựa một lần trong những tình huống "cấp bách" cho thấy hạn chế sử dụng là chưa đủ. Thay vào đó, tái sinh nhựa mới là cách tối ưu và kinh tế để giảm thiểu tối đa rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên, rút ngắn vòng đời của nhựa và tiết kiệm năng lượng.

Để giảm thiểu tình trạng trên, nhiều quốc gia và tổ chức tích cực nghiên cứu các loại vật liệu mới, vừa thân thiện với môi trường vừa có khả năng thay thế nhựa một lần. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Wyss của Đại học Harvard tìm ra cách sử dụng vỏ tôm để sản xuất túi phân hủy sinh học. Ở Việt Nam và Hàn Quốc, ống hút thân thiện với môi trường còn được tạo nên từ bột gạo, bột mì và bột sắn. Ở các nước châu Âu, ống hút được làm từ nguyên liệu còn dư thừa của những nhà máy sản xuất các loại nước ép như táo, dâu.

Hiện nay, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đưa rác thải nhựa trở lại phục vụ đời sống với một “vòng đời mới”. Trong số đó, sử dụng nhựa tái sinh (rPET) - loại vật liệu được tạo ra từ vỏ chai PET đã qua sử dụng - nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ vì giải quyết đặc tính dùng một lần của nhựa dùng một lần.

Na Uy hiện là quốc gia đi đầu thế giới với 97% chai nhựa được tái chế, 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao, có thể tiếp tục đựng nước uống với vòng đời có thể lên tới 50 lần tái chế. Thụy Điển có đến 86% chai PET xuất hiện trong hệ thống ký gửi được tái chế vào năm 2021.

Bí quyết giúp Na Uy có được bước tiến vượt bậc trong nỗ lực bảo vệ môi trường là nhờ áp dụng đồng bộ và rộng rãi một hệ thống “đặt cọc,” theo đó các khách hàng sẽ phải trả thêm một chút tiền gọi là khoản đặt cọc khi mua đồ uống đóng chai nhựa và sẽ được hoàn lại khoản tiền này khi trả vỏ chai. Trong năm 2019, tại Na Uy ghi nhận hơn 1,1 tỷ chai nhựa và vỏ lon được trả lại tại các điểm tập kết. Để có thể tận dụng được cơ hội xuất khẩu nhựa sang thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp cần hiểu về tập quán, thị hiếu, và các xu hướng mới của thị trường để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cải tiến công nghệ, sử dụng nguyên vật liệu phù hợp và không gây hại đến môi trường và sức khỏe con người mới có thể cạnh tranh trên thị trường Bắc Âu nói riêng và thị trường châu Âu nói chung.
 
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển


Tin tức liên quan

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện ACFTA: Thuế suất bình quân cho giai đoạn 2023 - 2027 khoảng 3,05%
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện ACFTA: Thuế suất bình quân cho giai đoạn 2023 - 2027 khoảng 3,05%

Theo Nghị định số 118/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2022 - 2027, biểu thuế ACFTA giai đoạn 2022-2027 gồm 11.459 dòng thuế. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN - Trung Quốc, mức thuế suất bình quân cho giai đoạn 2023 - 2027 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 3,05%.

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng vượt bậc

Mặc dù chỉ có 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Italy, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Italy lại có mức tăng trưởng vượt bậc.

Thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào?
Thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 15/2023/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.


Đã thêm vào giỏ hàng