Cụm cảng Cái Mép vào tốp 11 thế giới: Động lực từ công nghệ và nguồn hàng

Ngày 25/5/2022, Ngân hàng Thế giới World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index - Chỉ số hoạt động Cảng container) cho 370 cảng container toàn cầu. Theo đó, Cụm cảng Cái Mép bất ngờ vượt lên trên các cảng lớn trong khu vực của Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia..., để vào tốp 11 cảng container hiệu quả nhất thế giới. 

Bảng xếp hạng này căn cứ trên các tiêu chí liên quan tới thời gian tàu container cần để hoàn thành việc bốc và dỡ container tại một cảng trong toàn bộ thời gian suốt năm 2021.

Theo bảng xếp hạng này thì Cảng quốc tế Cái Mép được xếp hạng thứ 11 CPPI (theo kiểu tính thống kê trung bình tất cả 5 kích cỡ tàu), và thứ 13 (theo kiểu tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó). 

Với tổng diện tích 48ha, trong những năm qua, các phân khu nhà xưởng bảo trì sửa chữa thiết bị, cổng dành riêng cho xe container ra vào cảng, tòa nhà văn phòng, tòa nhà làm việc của thương vụ và hải quan, bãi container, cầu cảng…đều được quan tâm nâng cấp hiện đại. 

Năng lực tiếp đón các tàu cỡ lớn:

Cho đến nay, CMIT là cảng duy nhất được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép tiếp nhận tàu container cỡ lớn đến  214.000 DWT. Hiện nay CMIT tiếp nhận 4 chuyến tàu mẹ mỗi tuần, trực tiếp đi cả Bờ Đông và Bờ Tây Hoa Kỳ do các liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới khai thác như liên minh 2M (Maersk, MSC và Zim), hãng tàu Cosco/OOCL. Các tàu cập cảng có trọng tải tăng dần đến 214.000 DWT, nhờ năng lực xếp dỡ và nguồn hàng dồi dào trong quá trình Việt Nam tăng mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu trong những năm gần đây. 

Sản lượng khai thác liên tục tăng qua các năm (trừ năm 2021 có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn do tác động của Covid-19) nhưng nhìn chung CMIT vẫn hoàn thành kế hoạch, dự kiến sản lượng xếp dỡ sẽ phục hồi tốt hơn trong năm nay.

Trong 4 năm qua, CMIT đã triển khai Phương thức làm việc CMIT (Way of Working), xây dựng văn hóa cải tiến trong đó áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen vào từng bộ phận, từng phòng ban, từng tác nghiệp.

CMIT là cảng đầu tiên trong cụm cảng triển khai hệ thống kết nối quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa; thực hiện hóa đơn điện tử, lệnh giao hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, tham gia vào nền tảng chuỗi cung ứng TradeLens sử dụng công nghệ blockchain, triển khai cổng thông tin hàng hóa trực tuyến báo cáo khai thác tàu điện tử.

Ưu thế của mô hình cảng thông minh

Cũng nằm trong cụm cảng Cái Mép, Cảng Gemalink International Port tuy mới được đưa vào khai thác nhưng khối lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng rất nhanh.

Cảng có tổng diện tích 72ha, hiện đang khai thác 800m cầu tàu dành cho tàu mẹ, 260m cầu tàu dành cho tàu feeder trên diện tích 33 ha (đây mới chỉ là giai đoạn 1 của dự án cảng này, khả năng xếp dỡ cho 2 giai đoạn có thể lên đến 3 triệu TEU/năm).

Cảng được trang bị dàn siêu cẩu bờ 8 chiếc STS của Hàn Quốc rất hiện đại với chiều cao 92m (tương đương một tòa cao ốc 22 tầng), dài 150m, rộng 27m, nặng hơn 1.700 tấn, có tầm với 24+2 hàng container. Từ bờ, cẩu có thể vươn xa 70m ra biển, có thể nâng cùng lúc 2 container loại 20 feet hoặc hàng rời và hàng dự án với trọng tải 65 tấn và 85 tấn. Cùng với dàn siêu cẩu bờ STS, cảng Gemalink được trang bị 18 cẩu E-RTG của Thụy Điển cùng các trang thiết bị hiện đại khác.

Như vậy có thể nói, nhờ việc kịp thời chuyển đổi sang mô hình cảng thông minh, tăng năng lực đón tiếp, xử lý hàng hóa quy mô lớn, chính hoạt động ngoại thương tăng trưởng mạnh trong những năm qua đã tạo nên những nguồn hàng ổn định, dồi dào, hấp dẫn các hãng tàu và chủ hàng đến với cảng biển Việt Nam mà tiêu biểu là cụm cảng Cái Mép, đưa Việt Nam lên vị trí ấn tượng hơn trên bản đồ hàng hải, cảng biển toàn cầu. 

Trích từ Báo cáo logistics trong hoạt động xuất khẩu


Tin tức liên quan

Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến ngành ca cao
Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến ngành ca cao

Thỏa thuận xanh châu Âu có kế hoạch làm cho khí hậu châu Âu trung lập vào năm 2050. EGD là một quá trình chính trị và lập pháp đang diễn ra liên quan đến nhiều hành động khác nhau, trong đó có một số qui định ảnh hưởng đến ngày ca cao.

Hơn 236 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng
Hơn 236 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng

4 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ…

Thủ tục khi mở kho hàng khác địa điểm kinh doanh
Thủ tục khi mở kho hàng khác địa điểm kinh doanh

 

Trong trường hợp mở các kho chứa hàng, thương nhân cần phân biệt giữa các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thuê kho của đơn vị kinh doanh kho bãi (có giấy ĐKKD): Hai bên chỉ cần làm hợp đồng, lập hóa đơn theo quy định.

Trường hợp 2: Thuê địa điểm (thuê nhà dân, thuê nhà xưởng, thuê quyền sử dụng đất) để mở kho: Thương nhân cần làm đăng ký mở chi nhánh hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh. Thủ tục đăng ký có tham khảo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:


Đã thêm vào giỏ hàng