Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu

Trong một báo cáo được công bố gần đây Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) đã trình bày một kế hoạch hành động chung để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng toàn cầu nhằm phục vụ tốt hơn cho các công ty vận tải biển và các bên liên quan khác.

Hai bên đã xác định được những thách thức về cơ sở hạ tầng cảng trong tương lai và các bước tiếp theo để giải quyết các “nút thắt” của ngành hàng hải toàn cầu.

Theo Ngân hàng Thế giới và IAPH, nhiều cảng biển đã không chuẩn bị cho những biến động mạnh về nhu cầu mà họ đã phải đối mặt kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng là kết quả của những chậm trễ trong việc giải quyết ba thách thức gồm (i) khử cacbon, (ii) số hóa và (iii) những gián đoạn liên hoàn. Tất cả những điều này đã dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn hơn giữa yêu cầu từ thực tiễn ngành hàng hải toàn cầu và nhận thức cũng như năng lực của các bên liên quan. Rất ít nỗ lực hợp tác và kết nối được triển khai một cách hiệu quả, dẫn đến sự lỏng lẻo trong liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, kết quả là toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng trong 3 năm qua.

Xác định quá trình số hóa là một lĩnh vực đầu tư cần thiết để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng, báo cáo đề xuất rằng "các cơ quan quản lý cần khuyến khích các bên liên quan cộng tác về dữ liệu và thống nhất lợi ích của các bên để cải thiện hiệu quả và tăng tính lưu động của chuỗi cung ứng."

Trong số các điểm hành động để khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn, Ngân hàng Thế giới sẽ làm mới “Bộ công cụ cải cách cảng” ( Port Reform Toolkit), nhằm mục đích cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành sự hỗ trợ quyết định hiệu quả trong việc thực hiện các cải cách bền vững và được cân nhắc tốt đối với các tổ chức công cung cấp và điều tiết các dịch vụ cảng trong các quốc gia phát triển. IAPH cũng sẽ đóng góp vào bộ công cụ mới.

VITIC (trích từ Báo cáo logistics trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng tiêu biểu, quy định chính sách liên quan, tháng 10/2022)


Tin tức liên quan

Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy định mới tạo thuận lợi trong quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 33 có hiệu lực từ ngày 15/7 và thay thế các thông tư số: 38/2018/TT-BTC, 62/2019/TT-BTC, 47/2020/TT-BTC, 07/2021/TT-BTC.

Ai Cập hợp tác với tập đoàn Maersk đầu tư nâng cấp kênh đào Suez theo hướng thông minh và xanh hơn
Ai Cập hợp tác với tập đoàn Maersk đầu tư nâng cấp kênh đào Suez theo hướng thông minh và xanh hơn

Cơ quan quản lý kênh đào Suez (Ai Cập) đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư để góp phần nâng cấp kênh đào này với Tập đoàn Maersk toàn cầu, bao gồm khoản đầu tư 500 triệu USD để vận hành một bến container mới.

Khó khăn xuất hiện, vẫn tự tin xuất siêu trong năm 2022
Khó khăn xuất hiện, vẫn tự tin xuất siêu trong năm 2022

Dù đối mặt không ít thách thức trong những tháng cuối năm, đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng cao, thiếu đơn hàng XK ở nhiều ngành hàng chủ lực, song dự báo cả năm 2022, tổng kim ngạch XNK sẽ đạt trên 700 tỷ USD và Việt Nam vẫn duy trì trạng thái xuất siêu.


Đã thêm vào giỏ hàng