Những điều doanh nghiệp cần biết để khai thác tốt lợi thế từ các FTA

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều FTA, trong đó đã ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA EU-Việt Nam (EVFTA), FTA Anh-Việt Nam (UKVFTA) và gần đây nhất là RCEP.

Các Hiệp định này không chỉ giúp Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế và mạng lưới sản xuất, mà còn giúp Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn lao động đồng thời hiện đại hóa luật lao động và hệ thống quan hệ lao động. Có thể thấy, việc tham gia vào các thỏa thuận như vậy sẽ tạo động lực lớn hơn cho cải cách trong nước.

Chính phủ và các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đang tích cực xem xét nỗ lực thực hiện các FTA hiện tại và lên kế hoạch cho các FTA mới nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định cho thị trường Việt Nam. Theo đó, Bộ đã làm việc với các cơ quan liên quan về cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối và giảm chi phí logistic; phối hợp với các tỉnh biên giới nới lỏng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; giảm bớt thách thức về hạ tầng cảng biển; nâng cao nhận thức về phát triển thị trường chính và thị trường ngách; tạo điều kiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; và đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước. Việt Nam hiện đang đàm phán FTA Việt Nam- Khối thương mại tự do châu Âu (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein), và FTA Việt Nam-Israel.

Để khai thác tốt các FTA, vai trò chủ động của doanh nghiệp là điều quan trọng đầu tiên. Doanh nghiệp phải luôn cập nhật các thông tin mới và hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cách tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để. Doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế, đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các FTA. Doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế, đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các FTA.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần bám sát thông tin, hướng dẫn từ Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan ban ngành, để chủ động đáp ứng các thay đổi trong thương mại quốc tế. Cùng với những nỗ lực tự thân, doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị tư vấn hỗ trợ trong việc làm thế nào để tận dụng tốt nhất các FTA.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cập nhật và nâng cấp cổng thông tin FTA; triển khai đánh giá việc thực thi FTA tại các tỉnh/thành thông qua bộ chỉ số FTA Index; Đặc biệt, sẽ đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua mạng xã hội, xây dựng các video ngắn, tập trung sâu hơn các khóa tập huấn, hội thảo ngắn, chuyên đề thiết thực với doanh nghiệp. Thúc đẩy triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA, xác định những ngành hàng chủ lực để đồng hành từng bước nhỏ… Những giải pháp này đang được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng rất nhiều. 

Cùng với những hành động quyết liệt từ Bộ Công Thương, cần có sự "vào cuộc" đồng bộ và tích cực của các bộ, ngành khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp từng bước đạt được các tiêu chí để hưởng lợi từ các FTA. 

Nguồn tin: Logistics Việt Nam


Tin tức liên quan

Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây
Sắp khai trương tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây

Tuyến vận chuyển hàng container nội địa tại cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) sẽ chính thức khai trương đưa vào khai thác từ đầu tháng 12/2022.

Cơ hội từ chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới
Cơ hội từ chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới

Mạng lưới Hộ chiếu logistics thế giới – World Logistics Passport (WLP) hiện chiếm 47% kim ngạch thương mại của toàn cầu.

11 tháng, xuất nhập khẩu đạt 673,82 tỷ USD, vượt kết quả năm 2021
11 tháng, xuất nhập khẩu đạt 673,82 tỷ USD, vượt kết quả năm 2021

11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD).


Đã thêm vào giỏ hàng