Tập trung xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Tới hết tháng 9/2023, XK sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường chủ lực

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 9, một số sản phẩm thủy sản xuất chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK tôm và cá ngừ trong tháng 9 đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022. Đáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với mặt hàng tôm, kết quả XK trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước. Hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và XK sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây.

Tới hết tháng 9/2023, XK sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Riêng trong tháng 9, XK thủy sản sang Trung Quốc hồi phục, tăng từ 4-17% so với cùng kỳ năm trước.

XK cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường, trong đó có Trung Quốc. Trong tháng 9/2023, XK sang một số thị trường đã lấy lại cân bằng hoặc đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến ngày 15/9/2023, Trung Quốc đã mua 381 triệu USD cá tra Việt Nam, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Hongkong NK 25 triệu USD cá tra, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Mặc dù giảm nhập khẩu, nhưng Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu đơn lẻ đứng đầu về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2023, thị trường này đã tiêu thụ 170.874 tấn cá tra từ Việt Nam. Giá trung bình XK cá tra sang thị trường này luôn duy trì dưới mức 2,5 USD/kg. Năm 2022, kim ngạch XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt hơn 700 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, hiện nay, việc tiêu thụ tôm hùm chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng XK chính ngạch mặt hàng này. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng năm 2023, nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc đạt 32.358 tấn, trị giá trên 962 triệu USD, tăng 19% về khối lượng và 1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, ngày 27/4/2022, Công ty TNHH Thủy sản và Thương mại tổng hợp Thành Nhơn (TP Hồ Chí Minh) đã ký kết một hợp đồng XK chính ngạch mặt hàng tôm hùm sống sang TP Côn Minh (Trung Quốc) với số lượng 2.000 tấn, thực hiện đến tháng 4/2023. Đây là hợp đồng XK chính ngạch tôm hùm lớn nhất từ trước đến nay đối với doanh nghiệp trong nước.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Tháng 8/2023, dữ liệu kinh tế cho thấy kinh tế của Trung Quốc có sự cải thiện rõ rệt. Trong quý III/2023, tăng trưởng tại thị trường sẽ đạt tốc độ cao hơn nữa khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bước vào cao điểm mùa giao thương mua bán. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, cộng với tác động từ xung đột Nga-Ukraine, nền kinh tế Trung Quốc vẫn trụ vững và trên đà phục hồi là tín hiệu đáng mừng. Nhu cầu về du lịch, khách sạn, nhà hàng đang hồi phục và tăng trưởng. Kỳ vọng rằng sự hồi phục chung của nền kinh tế nhất là ngành dịch vụ sẽ phần nào đưa kim ngạch XK cá tra Việt Nam sang thị trường này dần quay trở lại cuộc đua.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là thủy sản và rau quả sang thị trường Trung Quốc và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu, tham gia vào các kênh phân phối chính ngạch tại Trung Quốc, đầu tháng 11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Thượng Hải, cơ quan đại diện thương mại và các cơ quan hữu quan tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản đáp ứng các quy định trong xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Mục tiêu của chuyến giao thương, giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nhà nhập khẩu nông sản đặc biệt là rau quả và thủy sản tại thị trường Trung Quốc để tăng cường xuất; hỗ trợ kết nối giao thương, hướng đến giới thiệu các sản phẩm thủy sản và rau quả Việt Nam đáp ứng các đòi hỏi hiện nay của thị trường (GAP, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, nhãn mác…), các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam đến với các hệ thống phân phối, tập đoàn nhập khẩu lớn của Trung Quốc.

Đồng thời, các doanh nghiệp thực hiện khảo sát các kênh phân phối và làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, phân phối tại khu vực Thượng Hải., nhằm gia tăng XK trong những tháng cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thuận lợi trong việc XK tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc, việc cấp thiết là tạo liên kết sản xuất, thu mua, xuất khẩu tôm hùm gắn với truy xuất nguồn gốc.

Để xây dựng thành công các mô hình liên kết này, ngành thủy sản sẽ tập trung hỗ trợ các bên có liên quan tham gia chuỗi tiếp cận những chính sách hỗ trợ; hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; triển khai tốt quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để phát triển vùng nguyên liệu; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thu mua, XK kết nối với người nuôi tôm hùm.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp; có chứng thư kiểm dịch của các chi nhánh của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cấp.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Một số quy định về nhãn mác dệt may bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác dệt may bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Hàng dệt may đưa vào thị trường châu Âu phải được dán nhãn theo Quy định Dệt may về tên sợi cũng như việc ghi nhãn và đánh dấu liên quan đến thành phần sợi của các sản phẩm dệt may. Mục đích của luật pháp là hài hòa hóa trong Liên minh châu Âu và để công dân đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu
Một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu

Theo Quy định về phân loại, ghi nhãn và đóng gói các chất nguy hiểm (CLP) Quy định (EC) 1272/2008, nhãn của các chất nguy hiểm phải ghi rõ tên của chất đó; nguồn gốc xuất xứ của chất, cụ thể tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối; biểu tượng nguy hiểm và dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất đó; và một tham chiếu đến những rủi ro đặc biệt phát sinh từ những mối nguy hiểm như vậy.

Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Italia
Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Italia

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã giúp hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi cũng như khả năng cạnh tranh và chen chân vào chuỗi cung ứng của Liên minh châu Âu; trong đó, có Italia.


Đã thêm vào giỏ hàng