Tiềm năng xuất khẩu nông sản vào thị trường Bắc Âu

Bắc Âu là một khu vực thị trường đầy tiềm năng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này.

Ngoài yêu cầu cao đối với chất lượng hàng nông sản nói chung, thì các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, yêu cầu về trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận thị trường Bắc Âu.

Cơ hội cho nhiều ngành hàng

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, đối với ngành hàng thủy sản, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu chủ yếu hai mặt hàng là tôm và phi lê cá đông lạnh. Đối với cá tra và tôm sú, Việt Nam chi phối thị phần nhập khẩu khi hầu hết các sản phẩm này đều có xuất xứ từ Việt Nam.

Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu theo thống kê không cao vì các doanh nghiệp Việt Nam ít xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu qua các đầu mối trung gian ở các nước trung tâm châu Âu như Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ.

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực đã tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Bắc Âu với mức giá cao hơn xuất khẩu qua trung gian.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, Na Uy là một nước Bắc Âu xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, nhưng nước này cũng vẫn có nhu cầu nhập khẩu thủy sản. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Na Uy đạt 252,57 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 6 cho Na Uy trong 5 tháng đầu năm 2023.

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực đã tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Bắc Âu với mức giá cao hơn xuất khẩu qua trung gian.

Tuy nhiên, thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Na Uy giảm từ 6,4% trong 5 tháng đầu năm 2022 xuống còn 4,9% trong 5 tháng đầu năm 2023. Na Uy và Việt Nam là hai quốc gia đứng thứ hai và thứ ba thế giới về xuất khẩu thủy sản, nhưng sản phẩm thủy sản của hai nước không cạnh tranh nhau. Na Uy xuất khẩu các loài thủy sản nước lạnh như cá hồi, cá tuyết, cua hoàng đế và tôm biển sang Việt Nam. Trong khi Việt Nam là nhà cung cấp lớn cá tra và tôm nuôi của Na Uy. Chính vì vậy, nhiều mã hàng thủy sản của Việt Nam hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu của Na Uy.

Bên cạnh Na Uy, 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Thụy Điển đạt khoảng 6,7 triệu USD, giảm hơn 29% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu thủy sản sang Đan Mạch đạt hơn 17,2 triệu USD, giảm hơn 48% so với cùng kỳ.

Ngoài thủy sản, cà-phê là mặt hàng nhiều tiềm năng thâm nhập vào thị trường Bắc Âu. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, các nước Bắc Âu tiêu thụ cà-phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người. Trong đó, Na Uy đứng thứ hai, chỉ sau Phần Lan; Đan Mạch đứng thứ tư và Thụy Điển đứng thứ sáu. Ngoài ra, với Hiệp định EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó có cà-phê Buôn Ma Thuột. Đây là một lợi thế đối với cà- phê Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.

Mặc dù, các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà-phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), mặt hàng cà-phê nhân chưa rang, chưa khử caffeine của Việt Nam vẫn còn dư địa để khai thác tại thị trường này. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển thị trường cà- phê truyền thống, doanh nghiệp có thể hướng tới phát triển thương hiệu cà-phê đặc sản để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà- phê sang Đan Mạch đạt khoảng 1,5 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu rau quả, hạt điều, cao su sang các nước Bắc Âu. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Na Uy 5 tháng đầu năm đạt gần 986.000 USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt điều sang Na Uy đạt gần 3,2 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Tập trung vào phân khúc sản phẩm hữu cơ

Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết: Ba quốc gia Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy đều nằm trong tốp 10 quốc gia tiêu thụ thực phẩm hữu cơ tính trên đầu người cao nhất thế giới năm 2019. Đứng đầu thế giới là Đan Mạch với 344 EUR/người, Thụy Điển đứng thứ 5 với 215 EUR/người và Na Uy đứng thứ 10 với 83 EUR/người.

Cụ thể, người mua ở Bắc Âu sẵn sàng trả một khoản phí bảo hiểm đáng kể cho thủy sản có chứng nhận hữu cơ, theo đó cá và tôm hữu cơ thường được bán giá cao hơn 15-40% so với sản phẩm thường.

Khu vực Bắc Âu cũng là một thị trường quan trọng của cà-phê hữu cơ, dự kiến​​ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Được cấp biểu tượng sản phẩm hữu cơ của EU là yêu cầu luật pháp tối thiểu để tiếp thị cà-phê hữu cơ ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về vùng hoặc xuất xứ trồng cà-phê, giống, phẩm chất, kỹ thuật sau thu hoạch và chứng nhận cà-phê.

Các yếu tố khác như: lịch sử của doanh nghiệp, trang trại trồng cà-phê và niềm đam mê, tâm huyết của những người làm việc tại đó… có thể là là nhân tố hữu ích làm cho công ty và sản phẩm cà-phê trở nên độc đáo. Đây là những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý khi xuất khẩu cà-phê vào thị trường này.

Khu vực Bắc Âu cũng là một thị trường quan trọng của cà-phê hữu cơ, dự kiến​​ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

“Ngoài ra còn một mặt hàng khác mà các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và khai thác trong thời gian tới, đó là màu thực phẩm tự nhiên. Hiện ngày càng có nhiều người tiêu dùng Bắc Âu muốn thực phẩm không có chất phụ gia nhân tạo. Do đó, các nhà sản xuất thực phẩm Bắc Âu đang chuyển sang sử dụng màu thực phẩm tự nhiên. Sự thay đổi từ các thành phần tổng hợp sang tự nhiên này tạo cơ hội cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hợp tác với ngành thực phẩm và đồ uống Bắc Âu.

“Để trở thành nhà cung cấp màu thực phẩm tự nhiên thành công tại thị trường Bắc Âu, cần minh bạch về cách sản xuất và cung cấp sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; chứng minh tác động tích cực của doanh nghiệp đối với môi trường; đưa ra một câu chuyện độc đáo và thú vị cho sản phẩm…”- bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy thông tin thêm.

Nguồn: Báo Nhân Dân


Tin tức liên quan

Thụy Sỹ chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp
Thụy Sỹ chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp

Kể từ ngày 1/1/2024, các sản phẩm công nghiệp chính thức được miễn thuế nhập khẩu vào Thụy Sỹ, cho dù có nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ nước nào. Đây là một chính sách thương mại quan trọng, được nước này triển khai sau nhiều năm nghiên cứu và chuẩn bị.

Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?
Làn sóng bổ sung tàu container mới có thể giúp hạ giá cước?

Nếu sự thiếu hụt năng lực vận chuyển trong vài năm qua để lại hậu quả rất rõ nét đối với nền kinh tế toàn cầu, thì tình trạng dư thừa có thể lại là mảng màu chủ đạo cho bức tranh thị trường vận tải container toàn cầu trong thời gian tới.

Yêu cầu bắt buộc khi nhập khẩu trái vải tươi vào thị trường Bắc Âu
Yêu cầu bắt buộc khi nhập khẩu trái vải tươi vào thị trường Bắc Âu

Yêu cầu của người mua có thể được chia thành (1) yêu cầu bắt buộc, yêu cầu phải đáp ứng để tham gia thị trường, chẳng hạn như yêu cầu pháp lý, (2) yêu cầu chung, là những yêu cầu mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã thực hiện, nói cách khác, những yêu cầu cần tuân thủ để theo kịp thị trường và (3) yêu cầu của thị trường ngách đối với các phân khúc cụ thể.


Đã thêm vào giỏ hàng