VKFTA thúc đẩy thương mại, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc đã, đang tận dụng tốt các cam kết từ VKFTA, qua đó đóng góp tích cực vào mối quan hệ song phương giữa hai nước về thương mại và đầu tư.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cả song và đa phương với Việt Nam, như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).

Cũng theo Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo cả hai Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc để xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc những năm gần đây đều đạt trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chia sẻ tại Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 19 diển ra tại Hà Nội mới đây, ông Nguyễn Duy Kiên - Phó trưởng Phòng Đông Bắc Á và Nam Thái bình Dương - Vụ Thị trưởng châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2020, tỷ lệ sử dụng form AK (của Hiệp định AKFTA) và form VK của Hiệp định VKFTA là 52,1% với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,9 tỷ USD trong tổng 19,1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Năm 2021, tỷ lệ này là 50,9% so với 11,8 tỷ USD trong tổng số 21,9 tỷ USD.

Riêng đối với Hiệp định VKFTA, để tận dụng tối đa những lợi ích mà hiệp định mang lại, theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban thực thi Hiệp định cấp Bộ trưởng (UBTT) và đã hợp tác hết sức chặt chẽ, tích cực trong suốt thời gian qua. Nhờ đó, Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang tận dụng tốt các cam kết từ VKFTA, qua đó đóng góp tích cực vào mối quan hệ song phương giữa hai nước về thương mại và đầu tư.

Hiện hai bên đã tổ chức được 5 Kỳ họp Ủy ban thực thi luân phiên hàng năm tại mỗi nước. Dự kiến Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban Thực thi VKFTA sẽ tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12/2022.

Hiệp định VKFTA gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận thực thi quy định, với các nội dung chính gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân), đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.

Cụ thể, sau hơn 6 năm thực thi VKFTA, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Quy mô thương mại song phương năm 2021 đạt 78,2 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2015 (đạt 36,5 tỷ USD), trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2021 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với mức 8,9 tỷ USD vào năm 2015.

Các mặt hàng Hàn Quốc và Việt Nam cam kết cắt giảm thuế đều có mức tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu. Đối với Việt Nam là thủy sản, dệt may, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại, xơ, sợi dệt các loại, rau quả. Đối với Hàn Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; dây điện và cáp điện…

VKFTA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Giai đoạn từ 2015-2021, Hàn Quốc liên tiếp đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính đến tháng 9/2022, tổng vốn đầu lũy kế của Hàn Quốc đạt 80,5 tỷ USD, với 9.438 dự án. Với kết quả trên, Hàn Quốc dẫn đầu trong tổng số các quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp Hàn Quốc là thành phần quan trọng của kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 65 dự án đầu tư sang Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 29,7 triệu USD, các dự án của Việt Nam sang Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

Đánh giá cao nhưng kết quả mà Việt Nam – Hàn Quốc đạt được trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do đa và song phương Việt Nam - Hàn Quốc, song Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Yun Eeong Deok cho rằng, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi các hiệp định đạt trên 50% vẫn chưa phải là con số cao, theo đó hai nước cần tận dụng tốt hơn nữa các Hiệp định thương mại tự do, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O trong thời gian tới.

Để thực thi và tận dụng tối đa những lợi ích mà FTA mang lại, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã thành lập một Ủy ban hỗn hợp thực thi hiệp định cấp Bộ trưởng và đã hợp tác hết sức chặt chẽ, tích cực trong suốt thời gian qua. Nhờ đó, Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang tận dụng tốt các điều khoản từ VKFTA, qua đó đóng góp tích cực vào mối quan hệ song phương giữa hai nước về thương mại và đầu tư.

Nguồn: Báo Công Thương


Tin tức liên quan

Chính thức có quy chuẩn kỹ thuật riêng dành cho bến xe hàng
Chính thức có quy chuẩn kỹ thuật riêng dành cho bến xe hàng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng về bến xe hàng (quy chuẩn 114), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng dương
Nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng dương

Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD).

Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đứng đầu ASEAN để mở rộng kinh doanh
Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đứng đầu ASEAN để mở rộng kinh doanh

60% doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới. Tỷ lệ này đứng đầu khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Ấn Độ và Bangladesh.


Đã thêm vào giỏ hàng