Anh công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất khẩu được lợi gì?

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, trong khuôn khổ Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong trường hợp tiến hành điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại.

Nền kinh tế thị trường là một khái niệm được một số nước sử dụng khi tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác.

Việc xác định một nước có nền kinh tế thị trường thường dựa trên đánh giá về mức độ can thiệp của nhà nước đối với các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ kiểm soát và can thiệp của nhà nước đối với các yếu tố sản xuất như vốn, lao động. Một quốc gia có sự can thiệp quá sâu của nhà nước có thể không được xem là một nền kinh tế thị trường.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, nếu nước xuất khẩu hàng hóa không được coi là một nền kinh tế thị trường, thay vì sử dụng các thông tin về chi phí và giá thành của chính doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để tính toán biên độ phá giá, nước nhập khẩu sẽ sử dụng các thông tin có tính đại diện của doanh nghiệp một nước thứ ba thay thế được coi là có nền kinh tế thị trường.

Hậu quả là biên độ phá giá thường được xác định cao hơn, dẫn đến mức thuế phòng vệ thương mại cũng cao hơn nhiều so với các nước được coi là nền kinh tế thị trường. Trong một số trường hợp, mức thuế phòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp đến từ các nước không được coi là nền kinh tế thị trường có thể lên đến trên 100%.

Tính đến nay, Việt Nam đã được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận là một nền kinh tế thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng.

Được công nhận nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được đối xử công bằng hơn, có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường tốt hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hơn. Môi trường ổn định và minh bạch sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nguồn: Báo Hải Quan


Tin tức liên quan

Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới
Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã tìm lại đà tăng trưởng báo hiệu những sự hồi phục mới đáng khích lệ cho quý II/2023.

BIMCO công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử cho Vận chuyển hàng rời
BIMCO công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử cho Vận chuyển hàng rời

BIMCO-một tổ chức hàng hải quốc tế uy tín, một tổ chức thiết lập và ban hành các tiêu chuẩn và tài liệu về vận chuyển gần đây đã công bố Tiêu chuẩn Vận đơn điện tử (eBL) cho lĩnh vực vận chuyển hàng rời.

Cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ tiếp tục đón thêm siêu tàu
Cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ tiếp tục đón thêm siêu tàu

Thời gian thử nghiệm đón tàu container trọng tải đến hơn 214.000 DWT tại cảng CMIT được Bộ GTVT gia hạn đến hết tháng 6/2023.


Đã thêm vào giỏ hàng