Chính phủ Ấn Độ ráo riết kết nối đường sắt và đường biển: Trông người lại ngẫm đến ta

Chính phủ Ấn Độ đã và đang rất coi trọng việc mở rộng phạm vi phủ sóng vận tải đường sắt trên toàn quốc cũng như kết nối tất cả các cảng biển và nhà ga để nâng cao hiệu quả logistics đa phương thức, giảm chí phí và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đường sắt Ấn Độ đã vận chuyển 1,418 tỷ tấn hàng hóa trong năm tài chính 2020-2021, với mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong bối cảnh thế giới và Ấn Độ bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19.

Ấn Độ hiện đã lên kế hoạch kết nối thêm 27 cảng biển với mạng lưới đường sắt để vận chuyển hàng hóa nhanh hơn. Đường sắt Ấn Độ sẽ xây dựng khoảng 3.000 km đường ray với chi phí 13 tỷ USD.

Hiện nay, 29 cảng biển, trong đó có 12 cảng lớn của cả nước đã được kết nối với mạng lưới đường sắt, giúp vận chuyển hàng hóa nhanh hơn và tiết kiệm chi phí. 12 cảng chính có liên kết đường sắt là Chennai, Chidambaram, Cochin, Kolkata / Haldia, Paradip, Visakhapatnam, Kamrajar, New Mangalore, Mormugao, Mumbai, JNPT và Deen Dayal Port Kandla.

 Ấn Độ có khoảng 226 cảng biển được Chính phủ nước này công nhận và 69 cảng khác đang hoạt động. Đường sắt Ấn Độ có mạng lưới rộng lớn hơn 68.000 km và có khoảng 7.500 km đường sắt kết nối với hạ tầng cảng biển. Hầu hết các cảng chưa có kết nối đường sắt còn lại đều nằm gần các ga phục vụ đường sắt và do đó có thể được đưa vào phạm vi “phủ sóng kết nối” này bằng cách xây dựng các tuyến đường sắt mới với chỉ vài km.

Theo sáng kiến Gati Shakti - Kế hoạch tổng thể quốc gia về Kết nối vận chuyển đa phương thức của Ấn Độ, Bộ Đường sắt và Bộ Vận tải biển và các cảng biển Ấn Độ đã cùng nhau xác định được một số cảng phù hợp và đang có mong muốn kết nối đường sắt trực tiếp, ví dụ như các cảng Cuddalore, Bhavanapadu, Dighi và Kattupalli. 

Các cơ quan chức năng tiến hành các cuộc khảo sát cần thiết để đưa các cảng vào phạm vi kết nối đường sắt. Cơ quan quản lý đường sắt cũng đã xác định 54 dự án thuộc sáng kiến ​​Sagarmala nhằm nâng cao năng lực của cảng biển và đường sắt nội địa. Trong số 54 dự án này, 24 dự án phục vụ các cảng ở bờ biển phía Đông, 11 dự án phục vụ cho các cảng ở bờ biển Đông Nam, 13 dự án phục vụ cho các cảng ở bờ biển Tây Nam và sáu dự án cho các cảng ở bờ biển phía Tây. Đã có khoảng 18 trong tổng số 54 dự án được hoàn thành và chính phủ đã đưa 36 dự án còn lại vào danh sách dự án cần được triển khai nhanh chóng.

Trong những tháng và năm gần đây, nhiều cảng do tư nhân điều hành, các nhà khai thác nhà ga và các nhà cung cấp dịch vụ logistics và tàu biển, bao gồm CMA CGM và Maersk Line, đã triển khai các dịch vụ tàu hàng đường sắt do độ tin cậy về lịch trình và có thời gian cố định để chuyên chở hàng hóa.
 

Kinh nghiệm của Ấn Độ có giá trị tham khảo quan trọng cho Việt Nam trong thời gian tới, bởi một trong những điểm yếu lớn của mạng lưới logistics tại nước ta là thiếu sự kết nối về cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển. Hầu như tất cả các cảng biển của Việt Nam chưa có kết nối với đường sắt, thậm chí cách xa các ga đường sắt. Điều này khiến các phương thức vận tải khó bổ trợ cho nhau, làm tăng thời gian, quãng đường  và chi phí cơ hội cho các chủ hàng của Việt Nam.

VITIC (trích từ Báo cáo logistics trong hoạt động xuất khẩu, số tháng 5/2022). 


Tin tức liên quan

Thủ tục khi mở kho hàng khác địa điểm kinh doanh
Thủ tục khi mở kho hàng khác địa điểm kinh doanh

 

Trong trường hợp mở các kho chứa hàng, thương nhân cần phân biệt giữa các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thuê kho của đơn vị kinh doanh kho bãi (có giấy ĐKKD): Hai bên chỉ cần làm hợp đồng, lập hóa đơn theo quy định.

Trường hợp 2: Thuê địa điểm (thuê nhà dân, thuê nhà xưởng, thuê quyền sử dụng đất) để mở kho: Thương nhân cần làm đăng ký mở chi nhánh hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh. Thủ tục đăng ký có tham khảo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Xanh hóa để phát triển logistics bền vững
"Xanh" hóa để phát triển logistics bền vững

Logistics xanh là hoạt động hướng tới các mục tiêu bền vững, giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lại gần đây sẽ là yêu cầu tất yếu.

Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu
Ngân hàng thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) hợp tác phát triển hạ tầng cảng biển toàn cầu

Trong một báo cáo được công bố gần đây Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Cảng và Bến cảng Quốc tế (IAPH) đã trình bày một kế hoạch hành động chung để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng toàn cầu nhằm phục vụ tốt hơn cho các công ty vận tải biển và các bên liên quan khác.


Đã thêm vào giỏ hàng