Vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: Quy định về lập, phê duyệt phương án và chế tài liên quan

Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng như sau:

 

Trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng như sau:

Trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải (gọi tắt là người vận tải) phải lập phương án vận tải và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:

a) Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải;

b) Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ;

c) Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có);

d) Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.

Theo quy định trên, người có trách nhiệm lập phương án vận tải hàng hóa siêu trường là thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP về thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng như sau:

Trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng như sau:

Thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh;

b) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng biển;

c) Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh.

Theo đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh.

Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường trong trường hợp phương tiện rời cảng biển.

Và Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh.

Vận tải hàng hóa siêu trường khi không có phương án vận tải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng như sau:

Vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả

5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người vận tải hàng hóa siêu trường khi không có phương án vận tải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000.

Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng.


Tin tức liên quan

Thị trường giảm sâu, vận tải biển đối mặt thua lỗ
Thị trường giảm sâu, vận tải biển đối mặt thua lỗ

Trong quý II/2023, khó khăn bủa vây ngành vận tải biển khi nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận giảm, thậm chí đã có doanh nghiệp báo lỗ.

10 SỰ KIỆN LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2023
10 SỰ KIỆN LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2023

1. Khởi động xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics

Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến 2045 nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp logistics, đưa dịch vụ logistics phát triển, tạo sự kết nối giữa các địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. 

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ đạt 236,81 tỷ USD, giảm 14,8% (tương ứng giảm 41,19 tỷ USD) so với cùng kỳ 2022.


Đã thêm vào giỏ hàng