Xu hướng giá cước mới trên tuyến vận tải lạnh Á-Âu và dự báo

Giá cước vận tải trên các tuyến châu Âu-châu Á (sau đây gọi tắt là tuyến Á-Âu) đã bắt đầu giảm theo thị trường vận tải container toàn cầu. Theo cập nhật thị trường từ công ty định chuẩn giá cước Xeneta, giá cước giao ngay và cước log-term đang bắt đầu giảm sau khi khối lượng vận chuyển giảm liên tục.

  • Giá cước vận chuyển theo hợp đồng dài hạn gần ngưỡng 4.500 USD, giảm so với mức cao nhất vào tháng 9 năm 2022 là 4.850 USD/feu.
  • Nhưng giá giao ngay hiện chỉ ở mức 4.240 USD/feu kể từ ngày 23/01/2023, sau khi giữ ở mức trên 5.000 USD/container lạnh trong gần hai năm. Như vậy đây lần đầu tiên kể từ năm 2019, giá cước giao ngay đã giảm xuống dưới mức giá cước hợp đồng, sau khi giảm mạnh vào tháng 12/2022.

Theo phân tích của công ty Xeneta, giá cước giao ngay giảm xuống dưới giá hợp đồng dài hạn là một dấu hiệu truyền thống tiêu biểu của một thị trường đang suy yếu. Tuyến Âu-Á là một trong những tuyến vận chuyển hàng lạnh bận rộn nhất thế giới, với giá cước vốn ở mức cao, nhưng đến nay ngay cả tuyến này cũng điều chỉnh giảm theo chu kỳ mới của thị trường vận chuyển hàng hóa container toàn cầu.

Sự sụt giảm nhu cầu/khối lượng kéo dài, đặc biệt là các tuyến nối với với Trung Quốc, cộng với việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng giảm bớt là các nguyên nhân chính cho tình trạng giảm giá hiện nay. Giá cước giao ngay giảm xuống dưới mức giá trong các hợp đồng dài hạn đối với các giao dịch 'hàng khô' vào tháng 8/2023 và có nhiều dấu hiệu cho thấy phân khúc vận chuyển hàng lạnh cũng đang diễn biến tương tự, sau một thời gian dài neo ở mức cao.
 
Khối lượng vận chuyển hàng lạnh từ châu Âu sang châu Á đã giảm kể từ năm 2020, giảm 4% vào năm 2021 và giảm 13% vào năm 2022, tương đương với nhu cầu giảm 100.000 teu từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022.

Nhu cầu của Trung Quốc giảm được cho là nguyên nhân chính. Trong khoảng thời gian 11 tháng (từ tháng 2/2022-tháng 1/2023), nhu cầu vận chuyển đến Trung Quố giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 115.000 TEU do nước này thực hiện chính sách “Không Covid” kéo dài đến hết năm 2022 và mới chỉ bắt đầu mở cửa trở lại từ đầu tháng 1/2023. Nhu cầu ở Bắc Á và Đông Nam Á tăng lên trong năm 2022, lần lượt là 7,2% và 2,6% bù đắp một phần nhỏ. Những thay đổi này đã chứng kiến ​​thị phần chung của Trung Quốc trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng lạnh trên hành lang Á-Âu giảm từ 51% vào năm 2021 xuống còn 41% vào năm 2022.

Đối với triển vọng năm 2023, khối lượng vận chuyển có thể tăng lên cùng với quá trình bình thường mới trong hoạt động giao thương của Trung Quốc khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thị phần của các chuyến hàng với Trung Quốc có thể gia tăng, tuy nhiên thị trường vẫn luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường và cần tiếp tục theo dõi sát sao hơn.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics châu Âu). 


Tin tức liên quan

Xanh hóa để phát triển logistics bền vững
"Xanh" hóa để phát triển logistics bền vững

Logistics xanh là hoạt động hướng tới các mục tiêu bền vững, giảm phát thải, tiết kiệm tài nguyên, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lại gần đây sẽ là yêu cầu tất yếu.

Logistics Việt Nam làm cách nào thích ứng với bối cảnh mới?
Logistics Việt Nam làm cách nào thích ứng với bối cảnh mới?

Thị trường xuất nhập khẩu được dự kiến sẽ ấm dần lên trong năm 2024 kéo theo nhu cầu về vận tải tăng cao, vậy cách nào giúp ngành logistics Việt Nam thích ứng

Chuyên gia nói về việc tái sử dụng container rỗng
Chuyên gia nói về việc tái sử dụng container rỗng

Việc tái sử dụng container rỗng như một trong những giải pháp hữu hiệu cho thị trường logistics, trong bối cảnh thiếu container rỗng hiện nay.


Đã thêm vào giỏ hàng